28. Quản Trị Marketing

Ma trận lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage Matrix) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Marketing-vn.com).

Ma trận lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage Matrix)

Khái niệm

Ma trận lợi thế cạnh tranh trong tiếng Anh gọi là Competitive Advantage Matrix.

Ma trận lợi thế cạnh tranh là một trong những mô hình chiến lược chung giúp phân loại môi trường cạnh tranh có thể tồn tại trong một ngành. Nó được tạo ra bởi công ty tư vấn chiến lược nổi tiếng, tập đoàn tư vấn Boston (BCG).

Ma trận này dựa trên phân tích 2 nhân tố: 

– Số lượng cách thức để đạt lợi thế trên thị trường

– Qui mô của lợi thế tiềm năng 

Phân tích ma trận lợi thế cạnh tranh

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ qui mô lợi thế tiềm năng tương đối với lợi nhuận trên tài sản cho doanh nghiệp có thể khác nhau:

Số cách để đạt lợi thế tiềm năng

Nhiều

Phân mảnh

Chuyên môn hóa

Ít

Bế tắc

Số lượng

                                                                                                Nhỏ                        Lớn                         

Tham khảo:   Data Driven Marketing: Những Điều Marketer Cần Biết Về Marketing Theo Dữ Liệu Lớn

Nhóm “Bế tắc”: Thể hiện các thị trường chỉ có vài cách đạt lợi thế cạnh tranh và qui mô của lợi thế tiềm năng nhỏ.

Các doanh nghiệp trong nhóm chiến lược này sẽ kinh doanh trên một thị trường hàng hoá chung. Đó có thể là những sản phẩm phức tạp như nhau, như trường hợp máy tính để bàn, nơi công nghệ đã được biết rõ, thiết kế sản phẩm giống nhau bất chấp cải tiến công nghệ, nguồn cung cấp cho mọi doanh nghiệp cũng tương tự nhau. 

Mọi doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều mua linh kiện từ các nhà cung cấp nước ngoài và khách hàng dễ dàng có thể so sánh các sản phẩm với nhau.

Nhóm “Số lượng”: Đại diện cho các thị trường chỉ có số cách tạo lợi thế khác biệt ít nhưng qui mô tiềm năng thị trường rất lớn. Doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế theo qui mô sẽ có thể thống trị thị trường. Công ty thống trị thị trường sẽ duy trì vị thế một khi họ còn đạt được lợi thế về chi phí.

Các thị trường chuyên môn hoá: Tồn tại khi các doanh nghiệp trên cùng thị trường có thu nhập theo qui mô rất khác nhau. 

Tham khảo:   Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) là gì? Các phương pháp gia tăng nhận thức thương hiệu

Đó là trường hợp các doanh nghiệp cung cấp phần mềm hệ thống cho máy vi tính như Microsoft và Apple.

Các thị trường phân mảnh: Tồn tại khi các yêu cầu của thị trường được xác định ít rõ ràng hơn 3 nhóm trên. 

Khi thị trường phân mảnh tồn tại sự thành công phụ thuộc vào việc phát hiện các thị trường ngách, nơi có thể cung cấp sản phẩm chuyên môn hoá. Mỗi thị trường ngách là một cơ hội tăng trưởng và một công ty hi vọng có thể mở rộng kinh doanh dựa trên khai thác nhiều thị trường ngách.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo