09. Quản Trị & Lãnh Đạo

MANAGING DIRECTOR LÀ GÌ? PHÂN BIỆT MANAGING DIRECTOR VÀ CEO

Managing Director (MD) thường bị nhầm lẫn với CEO bởi nếu dịch ra tiếng Việt đều có nghĩa là Giám đốc điều hành, tuy nhiên hai vị trí này có chức năng và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. 

Managing Director được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch (Chairman) của công ty. Managing Director là người đứng đầu trong ban điều hành của tổ chức, có vai trò xây dựng các chiến lược kinh doanh, đưa ra quyết định quan trọng, dẫn dắt tổ chức đạt được mục tiêu và chịu trách nhiệm trong việc tăng trưởng lợi tức cho cổ đông.

Managing Director là gì?

Managing Director là giám đốc điều hành cao cấp trong một tổ chức. Đây là vị trí có trách nhiệm lớn nhất trong cấp quản lý, thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh cho các cổ đông, Hội đồng quản trị và chủ tịch Hội đồng quản trị.

Managing Director chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của công ty. Họ có trách nhiệm phát triển các chính sách, quản trị tài chính, nhân sự, chiến lược kinh doanh, quản lý sản xuất và các hoạt động khác của công ty.

Vai trò của Managing Director trong công ty

Managing Director đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của một tổ chức. Họ có trách nhiệm đảm bảo các chiến lược, chính sách, lộ trình của công ty đang đi là đúng hướng, giúp tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi tức cho cổ đông.

Cụ thể:

  • Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm quản lý tài chính, sản xuất, bán hàng, Marketing, nhân sự và các hoạt động khác. Đảm bảo đạt được mục tiêu về tài chính và sự phát triển lâu dài cho công ty.
  • Đóng vai trò là người đại diện cho công ty trong các hoạt động kinh doanh, các cuộc họp, sự kiện, chịu trách nhiệm đàm phán và quản lý hợp đồng với khách hàng, nhà đầu tư, đối tác kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp tác thuận lợi.
  • Tìm kiếm và khai thác các cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp như đầu tư, mở rộng thị trường hoặc phát triển các sản phẩm mới.
  • Đánh giá và điều chỉnh hoạt động của công ty, đảm bảo sự phát triển bền vững và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Tóm lại, vai trò của Managing Director là quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Trách nhiệm, công việc của một Managing Director

Lập kế hoạch kinh doanh

Managing Director có trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh và điều hành các hoạt động một cách chặt chẽ nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng, phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, Managing Director cần tương tác chặt chẽ với các bộ phận khác để cùng đưa ra kế hoạch tối ưu.

Tối đa hóa doanh thu

Tối đa hóa doanh thu là việc dự đoán và xây dựng các phương án dự phòng nhằm thích ứng với sự thay đổi của thị trường, khách hàng. Xây dựng các chương trình, kế hoạch Marketing phù hợp và giám sát quá trình quản lý doanh thu.

Quản trị nguồn nhân sự

Managing Director có trách nhiệm tham gia vào việc quản trị nhân sự, đặc biệt là trong việc tuyển dụng các vị trí quan trọng cho tổ chức. Managing Director sẽ liên kết với bộ phận nhân sự của công ty để đưa ra các chiến lược tuyển dụng và đảm bảo nhân sự được tuyển dụng phù hợp với vị trí và yêu cầu của công ty. 

Đồng thời, bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp cho các bộ phận, phòng ban, Managing Director sẽ kiểm soát các hoạt động một cách tối ưu hơn.

Tạo dựng, duy trì các mối quan hệ hợp tác

Managing Director là người đóng vai trò xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Điều này đòi hỏi họ phải có khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục tốt để đạt được thỏa thuận với các đối tác.

Bên cạnh đó, Managing Director cũng cần phải đảm bảo mối quan hệ hợp tác với các nhân viên trong công ty, xây dựng môi trường khuyến khích sự cộng tác và phát triển của họ.

Giải quyết vấn đề

Trên thực tế, các vấn đề về tài chính, sản xuất, bán hàng, nhân sự, luật pháp và các vấn đề khác gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Do đó, ứng phó kịp thời với các vấn đề cấp bách là trọng trách to lớn của Managing Director.

Tham khảo:   Những công ty sản xuất hàng đầu và bài học sản xuất sản phẩm từ Thomas Alva Edison

Nếu Managing Director không giải quyết kịp thời các tình huống, hoạt động của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây tổn thất lớn.

Các công việc liên quan khác

Trên thực tế, Managing Director cần thực hiện nhiều công việc hơn, áp lực hơn và khó khăn hơn nhiều. Với vai trò và trọng trách lớn như vậy, họ cần dũng cảm đương đầu với mọi thử thách, linh hoạt trong mọi vấn đề nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của công ty.

Tố chất, kỹ năng mà một Managing Director cần có

Ngoài việc phát triển chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh của công ty, năng lực lãnh đạo của Managing Director cũng cần phải sở hữu bộ kỹ năng xuất sắc để điều hành doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Tư duy phân tích

Tư duy phân tích là kỹ năng quan trọng mà một Managing Director cần có để giải quyết các vấn đề phức tạp của doanh nghiệp. Tư duy này giúp đưa ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả để giải quyết các vấn đề cấp bách của doanh nghiệp. 

Nhờ đó, Managing Director có thể đưa ra các quyết định chính xác và có tính toàn diện, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được duy trì và phát triển bền vững.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi Managing Director cần biết chia sẻ, tiếp nhận, truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, chính xác. Kỹ năng này có thể giúp Managing Director giải quyết các xung đột và khó khăn trong việc quản trị nhân sự.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp còn giúp Managing Director đàm phán, thuyết phục và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác và khách hàng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển.

>> Tham khảo: Khóa học kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Quyết định

Với vị trí cấp cao tại công ty, Managing Director thường phải đưa ra nhiều quyết định lớn và quan trọng trong công việc hàng ngày. Do đó, kỹ năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác dựa trên các tình huống hiện tại là rất cần thiết đối với họ.

Để có được kỹ năng ra quyết định chính xác, Managing Director cần có khả năng phân tích, đánh giá tình huống, xác định các phương án và đưa ra quyết định dựa trên những cơ sở đó.

Mặc dù có thể phải thông qua Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông để phê duyệt lần cuối, nhưng các quyết định mà Managing Director đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn cuối cùng.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo giúp Managing Director đưa ra những kế hoạch chiến lược dài hạn, phù hợp với mục tiêu của công ty. Đồng thời phối hợp quy trình làm việc trơn tru giữa các bộ phận, phòng ban với nhau và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.

Kỹ năng lãnh đạo cũng bao gồm khả năng tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tạo động lực và tôn trọng các thành viên trong công ty. 

Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian xuất sắc sẽ giúp Managing Director đảm bảo hoàn thành các dự án đúng thời hạn, đặc biệt là các dự án quan trọng.

Bên cạnh đó, Managing Director cũng cần phải quản lý các tài nguyên một cách thông minh, bao gồm ngân sách, thời gian, nhân lực và có khả năng quản lý thông tin một cách chính xác, hiệu quả nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề đòi hỏi Managing Director cần có khả năng phân tích, tìm ra nguyên nhân vấn đề, đánh giá và có giải pháp đúng đắn cho các tình huống phức tạp.

Bên cạnh đó, kỹ năng này còn đòi hỏi Managing Director phải có khả năng làm việc với đội ngũ nhân sự, lắng nghe ý kiến của họ và thống nhất về giải pháp cuối cùng. Đảm bảo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì và phát triển.

Tham khảo:   Top 9 kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Thuyết trình

Managing Director thường đại diện cho doanh nghiệp tại các hội nghị, truyền thông, công chúng, do vậy mà việc tự tin, thoải mái phát biểu trước đám đông là tố chất rất cần thiết. Kỹ năng này còn có thể góp phần tạo nên sự tin tưởng, đồng thuận, tăng cường mối quan hệ với các đối tác và khách hàng.

Kỹ năng thuyết trình còn giúp Managing Director có khả năng truyền đạt các thông tin phức tạp một cách dễ hiểu và truyền cảm hứng đến đội ngũ của mình. Điều này giúp các thành viên trong tổ chức hiểu rõ hơn về mục tiêu và chiến lược của công ty, tăng cường động lực và cam kết của họ với doanh nghiệp.

Thách thức và cơ hội của vị trí Managing Director

Đóng vai trò then chốt và gánh nhiều trọng trách trên vai như mang lại doanh thu, tăng cổ tức, đem lại giá trị cho xã hội,… Managing Director có những cơ hội phát triển và thách thức cũng không nhỏ.

Cơ hội

Vị trí Managing Director không chỉ được hưởng mức lương hậu hĩnh, họ còn được hưởng nhiều lợi ích từ Hội đồng quản trị như cổ phiếu, tiền thưởng và các hứa hẹn về tương lai. Điều này giúp giảm xung đột lợi ích giữa Managing Director và các cổ đông, đồng thời khuyến khích họ phấn đấu hơn trong công việc.

Managing Director cũng là người có vị trí cấp cao, chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý đội ngũ nhân viên. Vị trí này cung cấp cơ hội để trở thành một người lãnh đạo giỏi, có thể phát triển nghề nghiệp với chức vụ cao hơn ở ngoài doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Managing Director cũng có thể thúc đẩy công ty tham gia các hoạt động xã hội và đóng góp cho cộng đồng, tạo ảnh hưởng tích cực đến môi trường, xã hội.

Thách thức

Thị trường thay đổi liên tục cùng sự cạnh tranh khốc liệt của môi trường kinh doanh, điều này đòi hỏi Managing Director phải luôn cập nhật với các xu hướng mới nhất, tìm ra phương pháp để tăng cường sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời đưa ra các giải pháp sáng tạo để đổi mới sản phẩm và dịch vụ.

Managing Director còn có trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân viên đa dạng về mặt kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách. Việc xây dựng một môi trường làm việc tốt và động viên nhân viên phát huy tối đa năng lực cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với chức vụ này.

Managing Director cũng phải đối mặt với áp lực tài chính từ cổ đông và Hội đồng quản trị, đặc biệt là khi kết quả kinh doanh không đạt được mục tiêu hoặc khi công ty gặp khó khăn về tài chính.

Managing director khác gì với CEO?

So sánh

Managing director

CEO

Vị trí trong cơ cấu công ty

Đứng sau CEO trong cơ cấu tổ chức

Đứng sau Hội đồng quản trị trong cơ cấu tổ chức

Trách nhiệm

Điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

Định hướng và quản lý chiến lược kinh doanh của công ty.

Chức năng

Hỗ trợ trong việc quản lý chung của công ty.

Có tầm nhìn chiến lược, giúp gắn kết các hoạt động bên trong và bên ngoài.

Báo cáo

Chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty và cũng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị..

Chịu trách nhiệm trước cổ đông về các quyết định kinh doanh và phát triển của công ty.

Ủy quyền

Managing Director nhận lệnh và báo cáo với CEO.

CEO báo cáo với Hội đồng quản trị.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vai trò của CEO và Managing Director có thể bị đảo ngược hoặc được tổ chức cấu trúc khác nhau. Vì vậy, không thể xác định chắc chắn rằng chức vụ nào lớn hơn giữa CEO và Managing Director. Nó phụ thuộc vào cách mà mỗi tổ chức quản lý chức danh của họ.

Lộ trình trở thành Managing Director

Giáo dục, bằng cấp

Bằng cấp là không bắt buộc nhưng là nền tảng giúp lộ trình trở thành Managing director nhanh và dễ dàng hơn. Các bằng cử nhân liên quan đến quản trị như Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân sự, Tài chính, Kế toán,… được xem là phù hợp cho vị trí này.

>> Tham khảo: TOP các khóa học dành cho lãnh đạo

Tích lũy kinh nghiệm

Kinh nghiệm sâu rộng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty là rất cần thiết để làm nền tảng cho vị trí Managing Director.

Tham khảo:   LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH CEO

Bắt đầu từ các vị trí như nhân viên, trưởng nhóm, trưởng phòng,… Managing Director cần phải học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và phát triển các kỹ năng quản lý để thăng tiến trong sự nghiệp. Những kinh nghiệm và thử thách trong những vị trí này sẽ giúp họ dễ dàng đối mặt với các tình huống phức tạp và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định đúng đắn.

Theo đuổi bằng sau đại học

Không nhất thiết phải có bằng thạc sĩ để trở thành Managing Director, tuy nhiên một tấm bằng cấp cao hơn sẽ được ưu tiên hơn các ứng viên khác. Việc có được bằng thạc sĩ có thể giúp Managing Director tích lũy các kiến thức chuyên môn sâu hơn trong ngành của mình, nâng cao các kỹ năng quản lý, tư duy phân tích, giải quyết vấn đề và kỹ năng lãnh đạo.

Làm việc trong các tổ chức chuyên nghiệp

Nhiều người thường bắt đầu với các vị trí thấp trong công ty rồi dần dần mới thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn.

Xây dựng mạng lưới mối quan hệ

Xây dựng mạng lưới các chuyên gia có cùng chí hướng, bắt đầu bằng cách kết nối với những người trong cùng ngành nghề, sự kiện liên quan đến lĩnh vực mà bản thân theo đuổi.

Hãy tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ, tổ chức chuyên nghiệp và các sự kiện liên quan. Đồng thời tìm kiếm cơ hội học tập và tham gia các khóa đào tạo để mở rộng mạng lưới của mình. Điều này có thể giúp lộ trình trở thành Managing Director trở nên nhanh hơn.

Tìm kiếm một người cố vấn

Một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà một người muốn trở thành Managing Director đang hướng tới, có thể hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ rất nhiều trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Người cố vấn có thể đánh giá khả năng của một cá nhân, xác định điểm mạnh và điểm yếu, đồng thời đề xuất lộ trình phát triển để trở thành Managing Director của họ. Đồng thời cũng có thể giúp tìm kiếm các cơ hội việc làm và định hướng cho các bước tiếp theo.

Trở thành Managing Director là một mục tiêu rất lớn, chặng đường này đòi hỏi sự cống hiến và nỗ lực của một người trong suốt quá trình phát triển sự nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, giải quyết vấn đề linh hoạt. Bên cạnh đó, tích lũy kinh nghiệm, xây dựng mạng lưới quan hệ và có một người cố vấn cũng rất hữu ích.

>> :

  • Manager là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng Manager cần có

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo