41. Thương Mại Điện Tử

Mô hình D2C – Xu hướng kinh doanh phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Mô hình D2C (Direct-to-Consumer) đã mở ra một cánh cửa mới cho việc kết nối thương hiệu và người tiêu dùng. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng mua sắm, mà còn có tác động sâu rộng đến cả ngành thương mại điện tử. Khám phá chi tiết về mô hình D2C: xu hướng phát triển, những ưu điểm mà nó mang lại, cách thức triển khai hiệu quả ngay trong bài viết này.

Mô hình D2C là gì?

Mô hình D2C là mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp sản xuất và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, thường qua các kênh trực tuyến hoặc các kênh phân phối trực tiếp mà không thông qua các bên trung gian như nhà phân phối hay nhà bán lẻ truyền thống.

Trong phương thức D2C, các thương hiệu sản xuất tương tác và bán hàng trực tiếp với khách hàng của mình, giúp họ kiểm soát hoàn toàn các hoạt động kinh doanh từ sản xuất, marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Do đó, D2C giúp giảm các chi phí trung gian để cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh hơn. 

Xem thêm: D2C và 7 xu hướng thương mại điện tử khác năm 2024

Mô hình D2C là gì?

Mô hình D2C là gì?

Thực trạng sự phát triển xu hướng D2C

Dưới đây là một số báo cáo thống kê chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của mô hình D2C:

  • Theo Statista, mô hình D2C là xu hướng phổ biến, đã tăng trưởng 45,5% vào năm 2020, đạt doanh số bán hàng trị giá 111,54 tỷ USD.
  • Mô hình D2C tăng trưởng 34% và chiếm 13% thị trường thương mại điện tử trên toàn thế giới (2017).
  • Thương mại điện tử đã giúp mô hình D2C phát triển mạnh mẽ hơn. Dự báo quy mô D2C toàn cầu sẽ tăng trưởng gấp đôi vào năm 2024 (năm 2021 là 128 tỷ USD).
  • Theo thống kê của Shopify, hơn 40% khách hàng mong muốn mua những sản phẩm doanh nghiệp D2C trong những năm tới và 81% khách hàng chắc chắn sẽ mua thêm nhiều lần nữa trong 5 năm tiếp theo. 

Ở Việt Nam, mô hình D2C cũng phát triểnmạnh trong những năm gần đây. Kể từ thời điểm dịch Covid hoành hành, do phải cách ly nên các hệ thống cung ứng và phân phối phải bị đứt gãy và phải tạm dừng hoạt động. Để duy trì kinh doanh, buộc accs doanh nghiệp phải tìm cách bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ nhu cầu mua sắm online và sử dụng mạng xã hội tăng vọt. Tất cả những điều kiện trên là yếu tô thúc đẩy sự phát triển của mô hình D2C tại Việt Nam.

Một số ví dụ điển hình: 

Trong quý đầu tiên của năm 2022, khi hợp tác với ACCESS D2C (doanh nghiệp cung cấp và xây dựng mô hình D2C của ACCESSTRADE), thương hiệu Dr.Papie đã tăng trưởng doanh thu lên đến 268%. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công đạt 88%, lượng truy cập tăng lên 280%. 

Tham khảo:   Ứng dụng công nghệ 4.0 trong thương mại điện tử Việt Nam

Sau khi chuyển đổi sang bán hàng D2C, nhãn hàng Ova Việt Nam, với các sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng ghi nhận tăng trưởng đáng kể, trung bình 400 đơn hàng/ngày, đạt đỉnh điểm 600 đơn hàng/ngày trong tháng 4/2022. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng lên đến 81% và doanh thu tăng trưởng lên đến 232%.

Ưu điểm của mô hình D2C

Mô hình kinh doanh D2C mang lại một số ưu điểm đáng chú ý, bao gồm:

Kiểm soát hoàn toàn về thương hiệu: Doanh nghiệp có thể kiểm soát hoàn toàn việc tiếp cận khách hàng, trải nghiệm mua sắm, và hình ảnh, tạo ra một thông điệp rõ ràng, thân thiện và nhất quán với khách hàng.  Ví dụ: Nike thông báo rằng doanh thu từ mô hình D2C đã tăng đến 142% từ năm 2015 đến 2020. Để đạt được điều này, công ty đã giảm số lượng hợp đồng với các bên trung gian thứ ba và tập trung vào việc đầu tư vào ứng dụng di động cùng việc phát triển mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Chi tiết hơn, trên ứng dụng di động của mình, Nike đã triển khai tính năng cá nhân hóa sản phẩm mang tên “Nike By You”, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ

Tương tác trực tiếp với khách hàng: Hơn 50% người tiêu dùng chọn truy cập trang web của thương hiệu (thay vì trang web của nhà bán lẻ) vì họ cung cấp thông tin và hướng dẫn toàn diện hơn (Invespcro).

Giảm chi phí trung gian: Chiến lược D2C cho phép doanh nghiệp loại bỏ các bên trung gian, giúp giảm đi chi phí liên quan khoảng 15% từ các nhà bán buôn và tới 40% từ các nhà bán lẻ. Từ đó doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh hơn. 

Linh hoạt trong việc thử nghiệm và đổi mới: D2C cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thử nghiệm và triển khai các chiến lược, sản phẩm mới một cách linh hoạt hơn. 

Tăng tính cá nhân hóa: Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm và sản phẩm theo từng phân khúc khách hàng, từ đó tạo ra một kết nối sâu hơn và tăng cường lòng trung thành của khách hàng.

Những ưu điểm của mô hình D2C đối với doanh nghiệp

Những ưu điểm của mô hình D2C đối với doanh nghiệp

Ảnh hưởng của mô hình D2C đối với thương mại điện tử nói chung

Mô hình kinh doanh D2C đã tác động mạnh mẽ đối với ngành thương mại điện tử:

Thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng: Thay vì mua hàng ở các nhà bán lẻ như trước đây, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng từ chính nhà sản xuất nhiều hơn. 57% số người được khảo sát cho biết họ thường xuyên đến trực tiếp các nhà sản xuất vì tin rằng sẽ nhận được mức giá tốt hơn (36%) và dịch vụ tốt hơn (23%).

Tham khảo:   Vai trò của ngôi nhà đối với người trẻ và cơ hội cho các doanh nghiệp

Tăng trưởng của thương mại điện tử: Mô hình D2C đã đóng góp vào sự gia tăng của thương mại điện tử bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp kết nối và bán hàng trực tiếp với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến.

Tăng sức cạnh tranh cho các nhãn hàng truyền thống: Các thương hiệu truyền thống đang phải thích nghi để không bị lạc hậu, tăng cường trực tuyến hóa kinh doanh của họ và tạo ra một chiến lược D2C để tiếp cận khách hàng trực tiếp hơn.

Làm đứt gãy hệ thống phân phối và bán lẻ: Mô hình D2C tạo ra sự biến đổi lớn trong thương mại điện tử. 40% nhà sản xuất ở Mỹ đã bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng và 55% người tiêu dùng thích mua hàng trực tiếp từ các thương hiệu hơn là các nhà bán lẻ đa thương hiệu. Điều đó cũng có nghĩa là các nhà phân phối và bán lẻ trong mô hình TMĐT truyền thống đang mất dần lợi thế cạnh tranh, và thậm chí nhóm đối tượng này sẽ bị cắt giảm nhiều, gây ra thất nghiệp và khó khăn kinh tế.

Chiến lược triển khai mô hình thương mại điện tử D2C

Triển khai mô hình Direct-to-Consumer đòi hỏi một chiến lược chặt chẽ và toàn diện để đảm bảo sự thành công và bền vững. Dưới đây là một số chiến lược triển khai mô hình D2C hiệu quả:

Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng: Xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của họ. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp xác định các đặc điểm độc đáo của khách hàng và cơ hội thị trường.

Phát triển sản phẩm và dịch vụ độc đáo: Tích hợp sự sáng tạo vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ. Sự độc đáo và chất lượng của sản phẩm là yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng và giữ chân họ.

Tối ưu hóa trang web và trải nghiệm mua sắm: Xây dựng một trang web dễ sử dụng và hấp dẫn. Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến, đảm bảo tính tương tác và thuận tiện cho khách hàng từ lúc họ truy cập trang web cho đến khi hoàn tất giao dịch.

Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng: Sử dụng công nghệ để thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng. Hiểu rõ hành vi mua sắm và xu hướng của họ sẽ giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và cải thiện sản phẩm.

Tích hợp hệ thống CRM (quản lý mối quan hệ khách hàng): Sử dụng hệ thống CRM để quản lý mối quan hệ với khách hàng. Tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn giúp xây dựng một hình ảnh toàn diện về khách hàng và tăng khả năng tương tác với họ.

Tham khảo:   Bốn bước để một Startup tồn tại

Xây dựng chiến lược tiếp thị kỹ thuật số: Sử dụng mạng xã hội, nội dung số, và chiến lược quảng cáo trực tuyến để tăng cường nhận thức thương hiệu và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.

Chăm sóc khách hàng tận tâm: Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng chặt chẽ, bao gồm dịch vụ hỗ trợ trực tuyến, chính sách đổi trả linh hoạt, và tương tác tích cực để giữ chân khách hàng.

Triển khai mô hình D2C đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh chiến lược dựa trên thông tin liên tục từ thị trường và từ khách hàng. Bằng cách thực hiện những bước chiến lược này một cách chặt chẽ, doanh nghiệp có thể tận dụng được những lợi ích lớn từ mô hình D2C.

Các chiến lược triển khai mô hình D2C hiệu quả

Các chiến lược triển khai mô hình D2C hiệu quả

Mô hình D2DC không chỉ đánh dấu một sự thay đổi trong cách doanh nghiệp tiếp cận thị trường mà còn mở ra một thế giới mới của sự sáng tạo, tương tác và trải nghiệm khách hàng. Sự tập trung vào việc tạo ra giá trị và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng đã biến mô hình này trở thành một xu hướng quan trọng và đầy triển vọng cho tương lai của thương mại điện tử.

Xem thêm: Top 10 xu hướng trong ngành thương mại điện tử toàn cầu

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo