24. Kinh doanh thương mại

Mục tiêu giao dịch kinh doanh là gì? Phân loại và yêu cầu

Hình minh hoạ (Nguồn: universaltsg)

Mục tiêu giao dịch kinh doanh

Khái niệm

Mục tiêu giao dịch kinh doanh tạm dịch sang tiếng Anh là Business transaction goals.

Mục tiêu giao dịch kinh doanh là cái đích hoặc kết quả cụ thể mà cuộc giao dịch phấn đấu đạt được. 

Muốn xác định được mục tiêu đúng đắn phải dựa trên kết quả phân tích các thông tin cả phía ta và phía đối tác giao dịch.

Phân loại

Có nhiều cách phân loại mục tiêu của các cuộc giao dịch

– Theo thời hạn bao gồm: Mục tiêu ngắn hạn tức là đạt được cái trước mắt, nhất thời. Mục tiêu chiến lược dài hạn nhằm đạt được cái căn bản, bền vững và lợi ích tối ưu.

– Theo mức độ đạt được, chia ra: Mục tiêu cao là mục tiêu tối ưu nhất, thoả mãn mọi yêu cầu của lần giao dịch; mục tiêu thấp là kết quả không đáng kể, chỉ đáp ứng phần nhỏ yêu cầu của bên giao dịch.

– Theo cấp đô: Ta có thể chia mục tiêu thành các cấp độ khác nhau:

Cấp độ 1: Quan hệ xã giao bình thường

Cấp độ 2: Hợp tác kinh doanh có mức độ, từng vụ việc

Cấp độ 3: Quan hệ đối tác, phát triển theo thời gian

Cấp độ 4: Liên minh chiến lược, đầu tư lẫn nhau, bạn hàng lâu dài và thống nhất lợi ích.

Yêu cầu

Mục tiêu đúng đắn phải đáp ứng 6 tiêu thức sau đây

– Tính cu thể: Một mục tiêu đúng đắn phải là mục tiêu cụ thể. Nó phải chỉ rõ mục tiêu liên quan đến vấn đề gì? Giới hạn thời gian thực hiện và kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt được. Mục tiêu giao dịch càng cụ thể thì khâu chuẩn bị và tổ chức thực hiện càng dễ dàng. 

Tham khảo:   Chiến lược quốc tế là gì? Đối tượng áp dụng

Những mục tiêu không cụ thể sẽ khó khăn cho hoạch định chương trình giao dịch và không đem lại hiệu quả cao. Thực tế những mục tiêu giao dịch không rõ ràng đều kém tác dụng.

– Tính linh hoat: Các mục tiêu giao dịch đề ra phải đủ linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với môi trường, điều kiện và chủ thể giao dịch cũng như thực tiễn phát sinh khác dự đoán. 

Các chủ thể giao dịch phải khuôn định mức độ linh hoạt. Nói cách khác phải bảo đảm tính nguyên tắc khi linh hoạt thay đổi mục tiêu. Mọi sự linh hoạt tuỳ tiện sẽ đem lại nguy hại cho chủ thể giao dịch.

– Tính định lượng: Trong tính cụ thể đã bao hàm một phần khả năng đo được mục tiêu (định lượng mục tiêu). Để đáp ứng yêu cầu đo được, các mục tiêu cần phải định được ra dưới dạng chỉ tiêu có thể đánh giá hoặc định lượng được. 

Các tiêu chuẩn, chỉ tiêu là cơ sở để đánh giá mức độ các mục tiêu để đạt được khi kết thúc như thế nào? Ví dụ ta có thể nêu mục tiêu thông qua giao dịch để giảm 5% chi phí vận chuyển.

– Tính khả thi: Nội dung mục tiêu đặt ra là để phấn đấu đạt tới nhưng phải sát thực tế và có thể thực hiện được. Muốn xem mục tiêu đặt ra có tính khả thi không phải phân tích và dự báo tình hình, môi trường, điều kiện tiến hành. 

Tham khảo:   Trọng tài nước ngoài (Foreign Arbitration) là ai? Quyền, nghĩa vụ của trọng tài nước ngoài

Mục tiêu phù hợp với thực tiễn giao dịch sẽ đem lại lợi ích và sự động viên lớn. Mục tiêu thiếu tính khả thi sẽ mất thời gian vô ích và thực tế có thể phản tác dụng. 

Tính khả thi còn bao hàm số lượng mục tiêu đề ra. Đề ra quá nhiều mục tiêu cũng có thể không bảo đảm tính hiện thực, khả thi. Mục tiêu không khả thi có thể làm nản lòng các bên giao dịch.

– Tính nhất quán (tính thống nhất): Các mục tiêu đế ra phải thống nhất với nhau. Tính nhất quán có nghĩa là các mục tiêu phải phù hợp với nhau, nhất là việc hoàn thành một mục tiêu nào đó không cản trở việc thực hiện mục tiêu khác. 

Các mục tiêu trái ngược thường gây ra nhiều mâu thuẫn của mục tiêu. Đòi hỏi phải phân loại theo thứ tự ưu tiên, đưa ra sự lựa chọn giữa các giải pháp trái ngược nhau và tìm cách dung hoà.

– Tính hơp lí (tính chấp nhận được: Một mục tiêu giao dịch đúng là mục tiêu được nhũng người chịu trách nhiệm thực hiện và các đối tượng chủ chổt chấp nhận. 

Tính hợp lí còn phải đặt trong quan hệ với đối tác giao dịch, đó không phải là mục tiêu quá đáng đối với họ. 

Tính chấp nhận được của mục tiêu sẽ tạo môi trường thuận lợi và kết thúc thắng lợi cuộc giao dịch, sự không thể chấp nhận sẽ dẫn tới tiêu cực trong quá trình giao dịch.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Giao dịch và đàm phán kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê)

Tham khảo:   Giấy phép CITES (CITES Permit) là gì? Qui định về giấy phép CITES

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo