22. Quản trị kinh doanh

Mura là gì? Mối quan hệ với Muda và Muri

Hình minh hoạ (Nguồn: 5stoday)

Mura 

Khái niệm

Mura trong tiếng Nhật có nghĩa là không đồng bộ, không thống nhất, bất thường… 

Mura trong các cải tiến các quá trình hoặc hệ thống kinh doanh được giải quyết thông qua hệ thống JIT. 

Nó dựa trên nền tảng giữ lượng tồn kho ở mức thấp hoặc hoàn toàn không tồn kho, cung cấp cho quá trình sản xuất đúng loại, đúng lúc, đủ khối lượng và đúng theo nguyên tắc vào trước – ra trước.

Mối quan hệ giữa Muda, Mura và Muri

Khi thực hiện các cải tiến cần hiểu rõ để nhận biết muda (lãng phí), mura (không đồng bộ) và muri (quá sức) nếu không sẽ dẫn đến việc quá quan tâm đến kiểm soát quá trình mà không còn thời gian để thiết kế cải tiến quá trình. 

Liên kết ba khái niệm này lại một cách đơn giản như sau:

– Trước hết, Muri tập trung vào việc chuẩn bị và lập kế hoạch cho quá trình một cách chủ động.

– Tiếp theo, Mura tập trung vào việc thực hiện và loại bỏ những dao động, phát sinh so với kế hoạch.

– Cuối cùng, Muda được đưa vào sau khi quá trình đã được thiết lập và được nhận biết qua những dao động ở đầu ra.

Tham khảo:   Bố trí mặt bằng sản xuất dạng tế bào (Cellular Layout) là gì? Ưu và nhược điểm

Vai trò của nhà quản là phát hiện ra, kiểm tra Muda trong các quá trình và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ bằng việc xem xét Muri và Mura. Những bất thường của Muda và Mura được phản hồi trở lại cho Muri (lập kế hoạch giai đoạn tiếp theo).

Thuật ngữ liên quan

– Muda là một từ tiếng Nhật có nghĩa là lãng phí, vô ích, vô dụng, phế thải… là một khái niệm cơ bản trong hệ thống sản xuất Toyota. 

Toyota đã không ngừng tấn công vào Muda (lãng phí) bằng cách trao quyền cho người lao động để thực hiện hoạt động cải tiến, sau đó được tiêu chuẩn hóa và chia sẻ cho nhau. Giảm thiểu lãng phí là cách hiệu quả để tăng lợi nhuận.

– Muri trong tiếng Nhật có nghĩa là quá tải, không hợp , vượt quá khả năng, sự quá mức. Muri là những công việc chưa hợp mà công nhân và máy móc phải thực hiện theo yêu cầu người quản do tổ chức kém.

Ví dụ như khuân vác quá nặng, di chuyển vật dụng lòng vòng, công việc nguy hiểm, di chuyển quá nhanh so với mức thông thường.

Tham khảo:   Chiến lược gia (Strategist) là ai? Đặc trưng và nhiệm vụ

(Tài liệu tham khảo: Phương pháp Quản lí Tinh gọn, Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng Lean, NXB Hồng Đức)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo