Xây dựng thương hiệu cá nhân

NÊN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TỪ ĐÂU?

Thương hiệu cá nhân không thể ngày một ngày hai mà xây dựng nên. Đấy chính là cả một quá trình từ trước khi bạn bắt đầu kinh doanh hay đơn giản hơn là khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Theo định nghĩa của Dan Schawbel: “Xây dựng thương hiệu cá nhân là quá trình mà cá nhân/doanh nhân làm khác biệt mình sao cho nổi bật lên giữa đám đông thông qua việc xác định và trình bày các tuyên ngôn giá trị độc đáo về chuyên môn hoặc cá nhân và sau đó truyền thông các thông điệp và hình ảnh nhất quán để đạt được một mục đích cụ thể. Bằng cách này, các cá nhân sẽ được nâng cao sự ghi nhận như là các chuyên gia trong lĩnh vực của họ, làm nên danh tiếng và sự tín nhiệm, thúc đẩy sự thăng tiến trong nghề nghiệp và xây dựng sự tự tin”.

Vậy chúng ta nên bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân từ đâu?

What makes your brand?

KHI ĐÃ HIỂU RÕ HƠN VỀ THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Quay trở lại với khái niệm tổng quát về thương hiệu: “là tập hợp tất cả những niềm tin, ấn tượng và tri giác mà người ta có về một sự vật, hiện tượng”. Từ định nghĩa này ta có thể áp nó vào các đối tượng cụ thể khác và ra đời các khái niệm như thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu quốc gia, thương hiệu cá nhân, … Từ đó ta có thể thấy rằng thương hiệu cá nhân chính là tất cả những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà người khác có về một cá nhân nào đó.

Trong một ví dụ thực tế, khi nhà tuyển dụng đọc hồ sơ xin việc của một du học sinh. Họ sẽ tin tưởng rằng người đó sẽ có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt và giỏi hơn một ứng viên theo chương trình giáo dục trong nước mặc dù điều này chưa chắc đúng. Tương tự như vậy, một nhân viên làm việc ở Google sẽ được ngầm mặc định là giỏi hơn một nhân viên cùng vị trí tại công ty địa phương khác. Đấy là do những du học sinh, Google trước đó đã tạo nên được thương hiệu cho mình. Với cách tuyển dụng gắt gao hay thành quả mà Google tạo ra chứng tỏ rằng những nhân viên ở đó đã làm việc rất hiệu quả. Tương tự với các du học sinh, họ là những người đi học từ các nước khác, nơi có nền văn hóa đa dạng và lối suy nghĩ tiên tiến. Khi trở về nước, du học sinh chính là những người đem về công ty những tia sáng mới. Đấy là các ví dụ cho thấy thương hiệu cá nhân, thương hiệu quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp có tác động qua lại với nhau.

Tham khảo:   Tác phong công nghiệp là gì? Thực trạng văn hóa đúng giờ ở Việt Nam

Tuy nhiên, thương hiệu thật sự của bạn lại chính là “những gì người ta nói về bạn khi bạn vắng mặt” – Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon.

“Your brand is what people say about you when youʻre not in the room” – Jeff Bezos

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TỪ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Nếu như một sản phẩm hay doanh nghiệp nào cũng cần có bộ nhận diện thương hiệu gồm: logo, slogan, bao bì, … thì cá nhân cũng cần một bộ nhận diện thương hiệu tương tự như vậy. Có rất nhiều cách để nâng cao giá trị thương hiệu cá nhân của bạn. Thông thường các doanh nhân sẽ đầu tư vào ngoại hình. Nhưng đôi khi cách đầu tư này lại mang đến hình ảnh tiêu cực và mất đi lòng tin với nhóm đối tượng mà doanh nhân muốn hướng tới. Thế nên, để thương hiệu của bạn được biết đến một cách chính xác và hiệu quả thì bạn nên tiếp cận đồng bộ các khía cạnh sau:

Sơ đồ bộ nhận diện thương hiệu cá nhân

Sơ đồ trên là tất cả những gì mà xã hội tìm kiếm về một con người. Nói cách khác, xã hội sẽ đánh giá bạn qua những yếu tố trên. Từ đó ta có thể thấy rằng, giá trị thương hiệu của bạn không chỉ nằm ở mặt chuyên môn mà trong cả hoạt động giải trí đời thường. Nếu bạn biết cách vận dụng và kiểm soát hoạt động của bản thân thì Taste tin rằng bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân của mình tốt đẹp hơn.

NGUYÊN TẮC 3C ĐỂ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Chúng ta cần truyền thông thương hiệu doanh nghiệp hay sản phẩm thì cũng cần phải truyền thông thương hiệu cá nhân. Hay nói cách khác, làm người khác để ý đến bạn. Để truyền thông hiệu quả thì chúng ta cần đảm bảo nguyên tắc 3C: Clarity, Consistency và Constancy.

  • Clarity (Tính rõ ràng): Một thương hiệu cần chỉ rõ cái gì là mình và cái gì không phải mình. Cũng như chúng ta phải xác định được rõ ràng mình khác gì với những người khác. Nói một cách khác đây chính là một phạm trù của định vị thương hiệu. Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý rằng mỗi đối tượng mục tiêu sẽ có sự liên tưởng về thương hiệu khác nhau. Sự khác biệt này là vì các đặc thù của tuổi tác, giới tính, tín ngưỡng, ngành nghề, … Chính vì thế sẽ không có chiến lược truyền thông nào thỏa mãn mọi đối tượng.

  • Consistency (Tính nhất quán): Tính nhất quán chính là sự thống nhất trong các thông điệp truyền thông. Đương nhiên là sẽ không còn ai tin lời bạn khi hôm nay bạn nói một đằng nhưng ngày mai lại nói một nẻo. Không những thế, xã hội cũng cần sự thống nhất giữa lời nói và hành động, giữa truyền thông và thực tế. Tất cả những gì bạn nói, những việc bạn làm, những thứ bạn tiêu dùng, những nơi bạn du lịch,… đều khiến xã hội liên tưởng đến bạn. Mà nhận thức của con người lại không chấp nhận sự đối lập của hình ảnh về một người. Chính vì thế chỉ cần một thông điệp hay hình ảnh mang tính đối lập thì cả một thương hiệu cá nhân của bạn sẽ bị mất lòng tin.

  • Constancy (Tính kiên trì): Một thương hiệu không thể ngày một ngày hai mà được người tiêu dùng quan tâm đến. Xung quanh họ có nhiều thương hiệu khác cũng đang tạo sự thu hút. Vì thế nếu như bạn không liên tục xuất hiện trước mặt người ta thì bạn sẽ nhanh chóng bị lãng quên.

Tham khảo:   Vì sao doanh nhân nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân?

Áp dụng nguyên tắc 3C sẽ giúp bạn truyền thông thương hiệu cá nhân một cách tốt nhất.

BÁNH KEM THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Hãy tưởng tượng thương hiệu cá nhân của bạn chính là một chiếc bánh kem. Để làm một chiếc bánh kem chất lượng, vừa ngon vừa đẹp, thì trước tiên bạn cần tạo nên những tầng bánh bông lan và nhân chất lượng. Lớp bánh đó chính là năng lực thực sự của bạn. Những gì bạn làm nên hay đạt được sẽ là lớp nhân thơm của chiếc bánh kem đó. Khi đã có được phần bánh của bánh kem, cũng chính là giá trị cốt lõi của bạn, thì bạn cần trang trí chiếc bánh kem đó với lớp kem bông ở ngoài. Lớp kem này chính là truyền thông, cách mà thương hiệu của bạn được biết đến. Truyền thông đẹp thì bạn sẽ được biết đến nhiều hơn.

Hiện nay với sự giúp đỡ của công nghệ, mọi người có thể dễ dàng kiểm tra sự chính xác của thông tin. Thế nên nếu bạn chỉ có những lời giới thiệu đẹp mà thực sự lại không có năng lực thì thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Tham khảo:   Chuyên nghiệp trong công việc là như thế nào?

Xây dựng thương hiệu cá nhân là quá trình cần thiết để làm nổi bật bản thân.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân có giá trị thì chúng ta nên đầu tư đồng đều vào cả 3 yếu tố: năng lực, cá tính và sự đóng góp cho xã hội. Đây sẽ là bàn đạp giúp doanh nghiệp bạn đang sở hữu đi lên.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo