Kỹ năng Xây dựng hình ảnh cá nhân, Tác phong làm việc chuyên nghiệp, Tạo động lực cho nhân viên, Tư duy và thái độ tích cực, Xây dựng mối quan hệ nội bộ gắn kết, Xây dựng thương hiệu cá nhân, Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Phong cách làm việc ở các quốc gia trên thế giới

Phong cách làm việc ở Mỹ:

Việc đúng giờ là rất quan trọng khi ở Hoa Kỳ, nhất là trong các cuộc họp. Nếu đến trễ năm phút thì phải có lời xin lỗi thì, muộn mười đến mười lăm phút thì trước đó phải gọi điện báo trước và xin lỗi. Việc đến trễ được xem như là thể hiện sự thiếu tôn trọng. Trái ngược với những quy củ về giờ giấc, các cuộc họp ở Mỹ lại thường diễn ra rất thoải mái và sôi nổi. Mọi người thường rất thẳng thắn đề xuất ý kiến của mình mà không ngại tranh luận. Ngoài ra, người Mỹ không có thói quen tặng quà cáp trong công việc vì như thế bị cho là nhận hối lộ. Nếu muốn bày tỏ sự cảm ơn trong công việc thì chỉ cần viết một bức thư.

Ở Mỹ mỗi khu vực lại có một phong cách riêng về trang phục công sở. Nếu như ở bờ biển phía Tây, người lao động thường ăn mặc giản dị thì bên bờ biển phía Đông lại có xu hướng mặc đồ trang trọng hơn. Song, dù ở đâu thì cũng không quá chú trọng tới giá trị của quần áo. Tại các thành phố lớn, người Mỹ có thể đi xem vở kịch nổi tiếng với quần bò trong khi ở châu Âu thì điều này là tối kỵ.

Phong cách làm việc ở Úc:

Tương tự người Mỹ, người Úc cũng coi trọng sự đúng giờ. Nhưng các cuộc họp của người Úc thường diễn ra một cách nhanh chóng, không thảo luận lan man mà đi đúng vào trọng tâm của vấn đề. Với họ cách tốt nhất làm việc đạt hiệu quả là ngắn gọn và chuẩn xác. Tuy nhiên, để tránh bị coi là bất lịch sử, khiếm nhã, trước khi đi đến quyết định thì đầu buổi họp cũng cần phải có những trao đổi ngắn.

Người Úc thường thích mặc những trang phục theo phong cách bảo thủ với những bộ vest đen, áo sơ mi trắng. Ngoài ra, trong các nghi thức trao đổi kinh doanh ở đây thì quà tặng cũng không được chú trọng. Riêng với những món quà nhỏ mang nét văn hóa của quê hương thì người Úc cũng vẫn sẽ vui lòng đón nhận. Và khi tặng những món quà này cũng không cần phải được đóng gói, trang trí kỹ lưỡng và cẩn thận.

Phong cách làm việc ở Anh:

Trái ngược với phong cách họp của người Mỹ và người Úc, trong các cuộc họp của người Anh thường không diễn ra ngắn gọn và thẳng thắn. Có những suy nghĩ hay chiến lược, họ sẽ giữ kín mà không đưa ra để thảo luận ngay.

Ở Anh, phong cách ăn mặc sẽ thể hiện sự thành công trong sự nghiệp. Thế nên, với người dân xứ sở xương mù diện những “bộ cánh” cao cấp hay những bộ đồ thiết kế đắt tiền là thể hiện sự giàu có và đẳng cấp. Bên cạnh đó, người Anh có xu hướng mặc quần áo theo kiểu cổ điển và thường chọn những gam màu tối như đen, xanh đậm và xám. Đặc biệt với phái mạnh, không nên mặc áo sơ mi có túi, nếu có thì phải để túi rỗng và không được để bất cứ thứ gì trong đó.

Phong cách làm việc ở Nhật:

Trong bất cứ tình huống nào, người Nhật thường tránh nói “Không”. Dù phản đối ý kiến hay không thích việc gì đó, họ cũng sẽ nói “Vâng” để tránh làm mất lòng nhau. Thêm vào đó, để từ chối thay vì nói thẳng “Không” thì họ thường nói những câu tế nhị hơn như “Điều đó khó có thể thực hiện”. Bên cạnh đó, với tư duy “một mũi tên đơn lẻ thường dễ bị bẻ gãy nhưng một bó mười mũi tên thì lại vững chắc”, người Nhật thường hướng tới phong cách làm việc nhóm hơn là chủ nghĩa cá nhân.

Tham khảo:   Có nên từ chối công việc không thuộc về mình?

Nếu như ở Mỹ hay Úc đều không quá chú tâm vào văn hóa tặng quà thì ở đất nước mặt trời mọc lại ngược lại. Với người Nhật đây là việc vô cùng phổ biến trong các mối quan hệ kinh doanh. Các món quà phải được bọc cẩn thận. Hoa sen, hoa lily và bất kỳ loại hoa màu trắng nào đều tránh sử dụng trong các trường hợp này vì chúng thường được sử dụng trong tang lễ. Đồng thời con số 4 và 9 bị cho là không may mắn ở Nhật nên cũng cần tránh. Vào Giáng Sinh khi gửi thiệp chúc cũng không nên chọn màu đỏ vì màu này thường được dùng để thông báo tang lễ.

Phong cách làm việc ở Trung Quốc:

Với người Trung Quốc quần áo là một trong những “điểm cộng” để gây ấn tượng với đối tác trong công việc. Trang phục chất lượng cao và theo hướng bảo thủ sẽ vừa thể hiện đẳng cấp vừa tạo ra sự khiêm tốn. Ngoài ra, khi bắt tay không cần phải nắm chặt như ở phương Tây mà chỉ cần nhẹ nhàng và nhanh chóng. Đặc biệt không nên nhìn quá chăm chú vào đối phương vì như thế được cho là đang thể hiện sự thách thức.

Giống với người Nhật, tặng quà cũng là tập quán thông thường áp dụng trong kinh doanh ở Trung Quốc. Những món quà này thường được đưa vào cuối buổi gặp mặt hoặc trong tiệc liên hoan. Khi tặng quà nên đưa bằng hai tay và tránh tặng những thứ như đồng hồ, kéo hoặc những vật sắc nhọn vì với người Trung Quốc đây là những thứ mang tới điềm xấu.

Phong cách làm việc ở Singapore:

Singapore là xã hội đa sắc tộc khi gồm ba dân tộc chính: Trung Quốc, Mã Lai và Ấn Độ, trong đó người Trung Quốc chiếm đa số. Điều này dẫn đến sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo. Trong tác phong làm việc, về giờ giấc thì dù là người gốc Hoa, Mã Lai hay Ấn Độ tại Singapore thì đều coi trọng sự đúng giờ. Thế nên nếu chẳng may đến trễ thì cần phải gọi điện thông báo trước. Bên cạnh đó, trong các cuộc gặp mặt thì với người gốc Mã Lai cần tránh hẹn gặp vào thứ Sáu hoặc trong tháng Ramadan (tháng ăn chay của người Hồi giáo).

Các cuộc đàm phán, thỏa thuận ở Singapore thường diễn ra với tốc độ chậm. Người Singapore không thích tranh luận nên đôi khi những thỏa thuận bằng miệng chưa chắc đã đạt được sự đồng thuận. Bên cạnh đó, người Singapore thường rất chắc về giá cả và thời hạn hợp đồng. Thế nên khi làm ăn với người Singapore phải chuẩn bị phương án nhượng bộ mà không khiến cho doanh nghiệp của mình bị thiệt thòi.

Tham khảo:   Giao tiếp nội bộ và vai trò của chúng đối với doanh nghiệp

Văn hóa tặng quà không được khuyến khích tại đảo quốc sư tử, nhất là với những người làm trong Nhà nước vì dễ bị coi là nhận hối lộ. Tuy nhiên, nếu tặng quà để thay cho lời cảm ơn thì vẫn được chấp nhận. Món quà lớn thì nên được tặng trước sự chứng kiến nhiều người còn món quà nhỏ thì nên trao cho tất cả mọi người cùng lúc. Quà không cần phải quá đắt tiền, chỉ cần nhỏ nhắn như bút kèm logo của công ty cũng được trân trọng. Đối với người gốc Trung tại Singapore thì số 8 tượng trưng cho may mắn vì có nghĩa là thịnh vượng còn số 4 là điềm rủi vì có nghĩa là chết. Vì vậy, khi chọn một món quà có liên quan đến số thì hãy chọn số 8 và tránh số 4. Ngoài ra cũng không nên tặng đồng hồ vì cũng mang ý nghĩa chết chóc.

Người gốc Mã Lai thì thích màu xanh lá cây nên có thể chọn giấy gói quà màu này. Đồng thời cần tránh các sản phẩm từ da lợn và rượu vì những hàng hóa này trái với phong tục của người Hồi giáo. Tương tự, với người Singapore gốc Ấn Độ, không nên tặng các món đồ bằng da bò cũng như tránh màu đen và trắng bị cho là không may mắn.

Phong cách làm việc ở Đức:

Đức là một trong những quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới. Đặc biệt dù làm việc ít giờ hơn hầu hết các nước trong khối EU nhưng người Đức lại làm việc rất năng suất. Trung bình, người Đức thường làm việc 35 giờ/tuần và đi nghỉ 5 tuần/năm. Song, họ lại vẫn hoàn thành được 70% khối lượng công việc, hơn hẳn người Hy Lạp. Khi làm việc, người Đức tập trung hoàn toàn vào công việc mà không để mất thời gian vào những công việc mang tính giải trí khác như lướt facebook, trò chuyện…Người Đức cũng rất xem trọng việc đúng giờ. Việc đến muộn được cho là hành động bất lịch sử. Trong các cuộc đàm phán, người Đức thường luôn trình bày ngắn gọn và súc tích mà không quan tâm đến những chi tiết nhỏ xung quanh. Họ cũng thích sự thẳng thắn trong công việc.

Ở Đức, việc tặng quà cho đối tác kinh doanh không được phổ biến. Tuy nhiên trong các dịp lễ thì việc tặng quà tương đối là thông dụng. Quà tặng không cần quá đắt. Trong kinh doanh, quà tặng có thể là những vật dụng văn phòng như bút gắn logo của công ty mình. Khi được mời đến nhà người Đức thì nên mang theo hoa, rượu, chocolate hoặc món quà nhỏ mang bản sắc của quê hương mình. Tránh con số 13 và hoa hồng đỏ bởi loại hoa này thể hiện sự lãng mạn. Bên cạnh đó, hoa cẩm chướng, hoa ly và hoa cúc cũng cần phải tránh vì chúng hay được sử dụng trong đám tang.

Dù đi đâu, người Đức cũng ăn mặc rất chỉn chu. Sự xuất hiện và trình bày rất quan trọng với người Đức, nhất là trong kinh doanh. Họ thường thích mặc quần áo chất lượng tốt. Trang phục bình thường hoặc cẩu thả đều gây mất điểm với người Đức. Phái mạnh thường mặc trang phục kiểu bảo thủ, tối màu. Với phụ nữ không cần trang điểm đậm và đeo đồ trang sức lộng lẫy.

Tham khảo:   Xây dựng quy chế công ty áp dụng cho mọi doanh nghiệp

Phong cách làm việc ở Nga

Với người Nga, trong giờ giấc làm việc họ luôn muốn đối tác phải đến đúng giờ. Người Nga thường ít tin vào những văn bản không có chữ ký nên mọi giao dịch, văn bản cần phải được ký nhận. Thứ bậc rất quan trọng với người Nga nên họ thích làm việc với những người có cùng cấp bậc và vị trí trong kinh doanh. Trong các cuộc đàm phán, nếu đối tác nhượng bộ quá sớm sẽ bị người Nga cho là yếu thế, thậm chí là bị coi thường.

Người Nga rất vui khi được nhận quà, kể cả trong công việc. Một số món quà được đánh giá cao như rượu vang, rượu whisky, bánh ngọt, chocolate, trái cây, đồ dùng văn phòng, café hoặc trà. Đặc biệt không nên tặng vodka vì có thể bị hiểu là không có thành ý khi tặng quà. Nhiều người còn cho rằng đây là sự xúc phạm. Cùng với đó, hoa cũng là một trong những món quà được ưa thích nhưng cần phải tránh hoa màu vàng và trắng vì có ý nghĩa là mất mát. Đồng thời tránh tặng số hoa chẵn vì chỉ được dùng cho việc viếng tang.

Ở Nga có một câu tục ngữ “Họ gặp bạn tùy thuộc vào cách ăn mặc của bạn và họ nói lời tạm biệt phụ thuộc vào sự khôn khéo của bạn”. Thế nên, người Nga thường rất chú trọng đến quần áo và cách ăn mặc. Cũng giống người Đức, trang phục đi làm của người dân xứ sở bạch dương thường theo phong cách bao thủ khi nam giới mặc vest và đeo cà vạt. Nữ giới cũng mặc tương tự nhưng váy phải dài quá đầu gối. Giày dép nên được đánh bóng và sạch sẽ.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo