Tác phong làm việc chuyên nghiệp, Tư duy và thái độ tích cực, Xây dựng mối quan hệ nội bộ gắn kết

12 Tác phong làm việc quan trọng giúp bạn gặt hái thành công

Tác phong làm việc là gì?

Tác phong được định nghĩa là cách đối xử, lề lối cách thức. Trong môi trường làm việc cụ thể, tác phong làm việc được hiểu là thái độ, cách làm việc, ứng xử của bạn với mọi người xung quanh.

Tùy vào từng công ty, doanh nghiệp sẽ có tác phong làm việc khác nhau. Nhưng ở bất cứ đâu cũng tồn tại những tác phong làm việc tích cực và tiêu cực khác nhau. Tùy vào môi trường làm việc sẽ hình thành nên những chuẩn mực giao tiếp ứng xử và định hình tác phong làm việc của cả một tập thể.

Tác phong làm việc chuyên nghiệp, tích cực sẽ giúp bạn khẳng định được giá trị của mình với cấp trên và đồng nghiệp. Ví dụ như:

  • Luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn
  • Tích cực, nhiệt huyết trong công việc
  • Không làm ảnh hưởng tới công việc của team
Luôn duy trì sự nhiệt huyết trong công việc.
Luôn duy trì sự nhiệt huyết trong công việc

Để có được tác phong làm việc chuyên nghiệp, mỗi chúng ta cần trải qua khoảng thời gian dài học tập và rèn luyện. Đó là cả quá trình tự học hỏi, quan sát thực tế và rút kinh nghiệm. Bởi, không có ai có thể hướng dẫn cụ thể cho bạn cách để sở hữu tác phong làm việc chuyên nghiệp, bạn chỉ có thể tự bước đi trên chính đôi chân của mình.

12 tác phong làm việc giúp bạn thành công trong sự nghiệp

Tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng được hình ảnh của mình, tạo ra sự khác biệt và mở ra cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Hãy tham khảo 12 tác phong làm việc dưới đây để gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp nhé!

1. Tiếp thu phản hồi, nhận xét của mọi người

Đây là tác phong làm việc cần thiết để bạn có thể hoàn thiện và phát triển từng ngày trong công việc. Việc lắng nghe phản hồi, nhận xét mang tính xây dựng từ cấp trên và đồng nghiệp sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên tốt hơn và tránh phạm phải những sai lầm không đáng có. Đồng thời, khi bạn biết lắng nghe, biết tiếp thu ý kiến của người khác cũng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt họ.

Đừng quên lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để cải thiện bản thân.
Đừng quên lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để cải thiện bản thân

2. Tuân thủ nguyên tắc đúng giờ

Ở bất cứ môi trường nào, đúng giờ luôn là nguyên tắc cần phải thực hiện nghiêm chỉnh. Tuân thủ nguyên tắc đúng giờ sẽ cho thấy bạn là một người làm việc chuyên nghiệp và nhận được sự tin cậy từ đồng nghiệp và đối tác. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể thực hiện được điều này.

Tham khảo:   Quản lý nội bộ doanh nghiệp, yếu tố quyết định sự thành công

Đã có rất nhiều trường hợp nhân viên bị trễ chuyến bay, trễ cuộc họp với đối tác… ảnh hưởng không nhỏ đến công ty. Vì thế, bạn cần phải rèn luyện tác phong làm việc này ngay từ sớm.

3. Sắp xếp công việc hợp lý

Trước khi bắt đầu công việc, chúng ta nên lập kế hoạch chi tiết, sắp xếp công việc một cách khoa học, ưu tiên những việc phức tạp nhất để làm vào thời gian hiệu quả nhất. Tác phong làm việc này giúp bạn tập trung hơn trong công việc và giải quyết tốt các công việc khó khăn. Đồng thời, bạn sẽ lấy lại được niềm hứng thú và không gặp quá nhiều áp lực, lo lắng khi giải quyết công việc.

4. Phát huy sự sáng tạo

Trong công việc nào cũng vậy, sự sáng tạo luôn là tác phong làm việc quan trọng để bạn khám phá thêm nhiều điều mới mẻ. Thay vì cứng nhắc trong cách giải quyết vấn đề, hãy phát huy sức sáng tạo để có thể tiết kiệm thời gian và ngân sách cho doanh nghiệp và cho chính bạn.

Hãy sáng tạo - Sáng tạo mang đến những điều khác biệt.
Hãy sáng tạo – Sáng tạo mang đến những điều khác biệt

5. Suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực là tác phong làm việc khiến bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp. Khi gặp phải những khó khăn, áp lực, thay vì than trách, buồn bã thì bạn hãy tìm kiếm điểm tốt đẹp trong khó khăn đó. Trong khó khăn luôn tiềm ẩn cơ hội nếu bạn nỗ lực khám phá.

6. Không trì hoãn

Trì hoãn là thói quen xấu mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Khi sự trì hoãn trở thành tác phong làm việc sẽ khiến chúng ta trở nên lười biếng và đối mặt với nhiều rắc rối trong công việc và cuộc sống. Để thay đổi thói xấu này, bạn nên tự nhắc nhở bản thân thông qua các công cụ hỗ trợ như điện thoại, email hoặc nhờ đồng nghiệp nhắc nhở để không trì hoãn bất cứ nhiệm vụ nào.

Tham khảo:   Xây Dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Tại Nơi Làm Việc

7. Không ngại đặt câu hỏi

Khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề nào đó, chúng ta hãy làm rõ nó bằng cách đặt câu hỏi, tìm kiếm sự giúp đỡ của đồng nghiệp và cấp trên. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có và cho thấy bạn là một người ham học hỏi và tích cực trong công việc.

8. Đối xử tử tế với mọi người

Cư xử tử tế với mọi người không chỉ là tác phong làm việc mà còn là phẩm chất quan trọng của mỗi con người. Khi bạn đối xử tử tế với những người xung quanh, bạn sẽ nhận được sự yêu mến, kính trọng vì đã đem đến sự hạnh phúc cho người khác. Đặc biệt, với những người có hoàn cảnh khó khăn, sự tử tế của bạn còn là nguồn động lực tích cực để họ cố gắng hơn nữa trong cuộc sống.

9. Ham học hỏi, cầu tiến

Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến là tác phong làm việc chuyên nghiệp mà mỗi chúng ta cần phải nỗ lực từng ngày. Những người ham học hỏi luôn tò mò khám phá những điều mới mẻ, từ đó giúp họ có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Điều này cũng khẳng định họ là người luôn nỗ lực không ngừng, sẵn sàng học hỏi và phát triển trong công việc.

Không ngừng học hỏi giúp bạn thành công.
Không ngừng học hỏi giúp bạn thành công

10. Kiểm tra lại kết quả công việc

Đây cũng là một trong những tác phong làm việc cần thiết mà bạn nên hình thành và rèn luyện từ sớm. Hãy là một người cẩn thận, tỉ mỉ, dành thời gian để xem xét lại kết quả công việc. Thật tốt nếu như bạn phát hiện ra các lỗi sai của mình trước khi cấp trên hoặc đồng nghiệp nhìn nhận thấy điều đó.

11. Thưởng, phạt cho chính mình

Thưởng khi làm tốt, phạt khi chưa hoàn thành công việc sẽ tạo động lực để bạn cố gắng, nỗ lực hơn nữa. Đây là một trong những tác phong làm việc chuyên nghiệp để bạn có thêm nhiều hứng thú, niềm vui trong công việc. Món quà thưởng cho chính mình đơn giản chỉ là một bữa ăn, một món quà đã thích từ lâu hay một chuyến du lịch xa… Điều quan trọng là sau đó bạn sẽ tìm thấy nguồn cảm hứng và động lực trong công việc.

Tham khảo:   5 Yêu cầu thiết yếu của Giám sát giỏi

12. Đứng lên sau thất bại

Trong công việc, không phải lúc nào cũng thuận lợi mà sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với khó khăn, thất bại. Khi đó, mỗi chúng ta cần biết cách vực dậy sau khó khăn, ngừng phát xét bản thân hoặc buồn bã, chán nản. Thay vào đó, bạn hãy lên kế hoạch để thay đổi, chỉnh sửa bản thân để phát triển hơn nữa và tìm kiếm thành công mới.

Xây dựng tác phong làm việc là cả một quá trình rèn luyện lâu dài, chứ không phải câu chuyện của “một sớm một chiều”. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải kiên định với những lựa chọn của mình. Mọi cố gắng, nỗ lực sẽ được đền đáp bằng thành quả xứng đáng. Chính vì thế, khi bắt đầu xây dựng tác phong làm việc tích cực, bạn hãy gây dựng từ những điều nhỏ nhất.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo