Tác phong làm việc chuyên nghiệp, Tư duy và thái độ tích cực, Xây dựng mối quan hệ nội bộ gắn kết, Xây dựng thương hiệu cá nhân

10 Bí Quyết Tạo Dựng Phong Cách Làm Việc Chuyên Nghiệp

Phong cách làm việc chuyên nghiệp qua quá trình tạo dựng sẽ trở thành hành vi tự nhiên và có thể là thói quen trong giải quyết công việc. Những người có phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ dễ dàng nhận được sự tín nhiệm từ cấp trên, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,… cũng là lợi thế để bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Nguyên tắc trong rèn luyện tác phong chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải chủ động chọn lọc, sáng tạo, ghi nhận tinh hoa và loại thải những điều xấu kém.

Dưới đây là 10 bí quyết giúp bạn tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp ngay từ giai đoạn đầu của sự nghiệp.

Tuân thủ văn hóa công ty

Bạn nên hiểu về văn hóa và môi trường làm việc tại công ty, chủ động quan sát mọi người trong các cuộc họp, cách mọi người gửi email, trao đổi công việc. Đây là tín hiệu quan trọng để bạn “nhập gia tùy tục” và hiểu được quy tắc, chuẩn mực làm việc riêng của công ty. Từ đó, bạn biết cách làm việc và trở nên chuyên nghiệp trong giải quyết công việc.

Thái độ nghiêm túc

Bạn không nên phủ nhận sai lầm, tỏ thái độ tiêu cực khi mắc lỗi hoặc công việc không suôn sẻ như bạn mong đợi. Thay vào đó, hãy tỏ ra thật bản lĩnh và nhận trách nhiệm về phía mình, sau đó xử lý công việc nhanh chóng và chính xác hơn.

Thể hiện lịch sử và luôn vui vẻ với mọi người

Cho dù bạn phải làm việc với những người mà bạn không thích thì vẫn luôn phải tỏ thái độ hợp tác và vui vẻ với tất cả mọi người. Phong cách làm việc chuyên nghiệp của bạn sẽ được đánh giá cao khi mọi người không biết bạn đang nghĩ gì dựa vào vẻ ngoài thân thiện, lịch sự của bạn.

Tham khảo:   11 Thói quen thông minh để sống tích cực

Sẵn sàng nhận phản hồi về công việc

Đừng bao giờ nghĩ đến việc tỏ ra giận giữ hay biến thành chuyện cá nhân khi nhận được phản hồi liên quan đến công việc không như bạn mong muốn. Cách phản ứng đó có thể trở thành cái bẫy đối với bạn, làm giảm đi hình ảnh chuyên nghiệp. Nếu bạn quan tâm đến công việc và mong muốn mình tiến bộ hàng ngày thì bạn cần sẵn sàng đối mặt và nhận phản hồi cả tích cực lẫn tiêu cực từ cấp trên, từ đó khắc phục điểm yếu của bản thân.

Bạn nên sẵn sàng đối mặt với phản hồi về công việc từ mọi người
Bạn nên sẵn sàng đối mặt với phản hồi về công việc từ mọi người – Ảnh: Internet

Tự tin lên tiếng khi có vấn đề phát sinh

Phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn làm chủ công việc. Đối với trường hợp tình hình hoặc kết quả công việc không diễn ra như dự kiến, thay vì phớt lờ, hãy báo cáo ngay cho cấp quản lý để có hướng giải quyết kịp thời và nhanh chóng.

Câu từ rõ ràng, lời nói mạch lạc

Sẽ thật không hay nếu bạn viết sai chính tả hoặc sử dụng câu từ sai ngữ pháp trong văn bản gửi cho cấp trên hoặc đối tác. Ngôn từ cả trong lời nói hay trong văn bản không cần quá trịnh trọng nhưng phải rõ ràng, thoát ý và chính xác.

Tham khảo:   10 Điều đáng học hỏi trong cách làm việc của người Mỹ

Linh hoạt xử lý tình huống

Hãy linh hoạt với một vài thay đổi trong kế hoạch công việc hoặc những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Bạn không cần thiết phải bỏ lỡ cam kết trong cuộc sống riêng, nhưng cũng không nên để công việc dang dở vì chuyện cá nhân nếu không quá gấp. Sự linh hoạt này sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn và chất lượng công việc cũng được đảm bảo.

Giúp đỡ mọi người trong khả năng cho phép

Sự hỗ trợ của bạn trong công ty sẽ luôn là lợi thế để bạn được lòng mọi người xung quanh cũng như thể hiện tài năng cá nhân. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn lọc công việc đúng khả năng cho phép và sắp xếp hợp lý trong khung thời gian làm việc của bạn. Sự giúp đỡ sẽ phản tác dụng nếu bạn không kịp hoàn thành việc của mình.

Thể hiện là con người đáng tin cậy

Một người được nhiều người tin tưởng sẽ luôn đáng tin cậy để giao phó công việc. Một khi đã nhận nhiệm vụ, bạn cần phải hoàn thành đúng thời hạn và sẵn sàng có mặt khi cần. Không công ty nào muốn làm việc với một nhân việc luôn tìm cớ để vắng mặt khi công việc đang dang dở.

Sếp không phải người đối lập với bạn

Tư tưởng cho rằng cấp trên chỉ là người thi hành nguyên tắc và ép bạn làm những việc bạn không muốn sẽ phá vỡ niềm cảm hứng làm việc của bạn. Bạn hoàn toàn có thể cư xử với cấp trên như một đồng nghiệp nhưng có quyền lực cao hơn, vì cả hai đều làm việc vì mục tiêu chung.

Tham khảo:   5 Cách đưa nhân hiệu vào thương hiệu

thay đổi suy nghĩ về một người sếp

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo