Xây dựng mối quan hệ nội bộ gắn kết

Làm Sao Để Xây Dựng Mối Quan Hệ Lâu Dài Trong Công Việc?

Xây dựng mối quan hệ là gì?

Xây dựng mối quan hệ là việc xác định, bắt đầu, phát triển và duy trì các mối quan hệ theo hướng có lợi cho đôi bên. Thành công trong công việc phụ thuộc rất nhiều vào những mối quan hệ tốt – đây cũng là một phần không thể thiếu trên con đường sự nghiệp của bạn.

Các mối quan hệ tích cực ở nơi làm việc với đồng nghiệp và cấp trên sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc và cảm thấy hài lòng hơn trong công việc. Họ không chỉ hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn mà họ còn hướng dẫn, tạo động lực thúc đẩy bạn làm việc.

Tại sao cần xây dựng mối quan hệ lâu dài trong công việc?

Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài sẽ hỗ trợ bạn trên con đường thăng tiến. Nó đem đến một môi trường làm việc hiệu quả, công việc diễn ra thuận lợi hơn nhờ những kết nối người với người. Thúc đẩy tinh thần hợp tác tích cực tạo ra nhiều lợi ích trước mắt và trong cả tương lai.

Mạng lưới mối quan hệ rộng và đa dạng mở ra nhiều cơ hội cũng như giải quyết khó khăn trong sự nghiệp của bạn. Những người đi trước trong ngành hoặc đồng nghiệp sẽ sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ để giúp đỡ bạn vượt qua những khó khăn. Nhiều cơ hội mới đang chờ bạn phía trước nếu bạn bắt đầu chủ động tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và đối tác.

Bên cạnh đó, có những mối quan hệ hiệu quả xung quanh chính là đang cải thiện một môi trường làm việc thoải mái, nâng cao tỷ lệ bản thân sẽ gắn bó làm việc lâu dài với công ty hơn.

© Unsplash.com

Rào cản nào khiến bạn gặp khó khăn khi xây dựng mối quan hệ?

1. Kỹ năng giao tiếp kém 

Kỹ năng giao tiếp tựa như hương thơm đặc trưng giúp chúng ta nổi bật giữa đám đông. Cách bắt tay, cách dùng muỗng nĩa trong các bữa tiệc cũng thể hiện kỹ năng giao tiếp của bạn.

Từ những chi tiết nhỏ như cách ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, cách sử dụng ngôn ngữ trong lời nói đều có vai trò không nhỏ đến ấn tượng mà bạn mang lại cho người khác về con người thật của bản thân. Nhờ đó, họ sẽ quyết định xem có muốn cùng bạn tiếp tục xây dựng một mối quan hệ tích cực hay không.

2. Cái tôi quá lớn

Một cái tôi quá lớn vô tình thể hiện trong lời nói và hành động của bạn sẽ khiến đối phương nảy sinh ác cảm. Không ai muốn tiếp tục xây dựng mối quan hệ với một người luôn bạo thủ, cho rằng ý kiến của mình là đúng cả.

Hãy điều chỉnh lại cái tôi của mình, sự cố chấp và bảo thủ của bạn sẽ là rào cản rất lớn trong việc bắt đầu những mối quan hệ khi bạn đang tự dựng lên một bức tường ngăn cách bạn và người khác. Đối phương sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng trong mối quan hệ này.

3. Không đủ chân thành 

Bạn không thể duy trì sự liên kết với người khác qua việc làm quen với họ một cách hời hợt và chỉ nhớ đến họ khi cần giúp đỡ.

Khi bạn đem sự chân thành của mình đặt vào mối quan hệ này thì đối phương cũng sẽ đem sự chân thành của họ dành lại cho bạn. Điều này đặt nền móng cho sự kết nối, hợp tác và phát triển lâu dài của cả hai. Hãy để họ cảm nhận được rằng bạn trân trọng và thật sự muốn duy trì sự kết nối với họ.

© Unsplash.com

4. Thất hứa

“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Cố gắng đừng thất hứa với đối phương dù chỉ một lần vì nó có thể đạp đổ mối quan hệ mà bạn cố gắng xây dựng trong thời gian dài.

Tham khảo:   Làm gì để thành công trong giao tiếp nội bộ?

Đôi khi những hành động nhỏ như thường xuyên đi trễ, hay nộp báo cáo trễ mà không có lý do chính đáng sẽ gây cho đồng nghiệp cảm giác khó chịu, tức giận với bạn. Bạn đang tự trừ điểm bản thân trong mắt người khác khiến họ trở nên e ngại để có thể đặt lòng tin vào bạn một lần nữa.

5. Thiếu sự tin tưởng 

Ở hướng ngược lại, việc thiếu sự tin tưởng cũng là nguyên nhân đổ vỡ của nhiều mối quan hệ. Hợp tác với người khác mà khi nào cũng lo lắng không biết họ có lợi dụng mình không, có lừa dối mình không thì mối quan hệ này sẽ dần trở nên gượng ép.

Bạn không thể bắt đối phương tin tưởng trong khi bạn lại không đặt niềm tin nơi họ. Một mối quan hệ tích cực được xây dựng trên cơ sở niềm tin từ đôi bên. Chính vì thế, đừng đẩy quan hệ của cả hai vào ngõ cụt chỉ vì sự nghi ngờ thái quá của mình.

10 cách cải thiện kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong công việc

1. Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là công cụ để hình thành nên mối quan hệ tích cực trong công việc. Thấu hiểu được bản thân trước khi tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ. Đánh giá xem bản thân mình có gì và cần gì trong mối quan hệ mới.

Trau dồi kỹ năng giao tiếp, lắng nghe hiệu quả và giải quyết xung đột sẽ thúc đẩy sự kết nối và hợp tác lâu dài của bạn và đối phương. Việc đánh giá trí thông minh cảm xúc của mình cũng hỗ trợ bạn trong nhiệm vụ này. Song, để làm được điều đó, bạn cần tập trung vào:

  • Khả năng tự nhận thức: Hiểu được mong muốn và kỳ vọng của bản thân trong mối quan hệ lẫn công việc.
  • Ý thức điều chỉnh: Từ những mục tiêu dài hạn, bạn cần điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình để phù hợp với bối cảnh, tình huống.
  • Đồng cảm: Thấu hiểu và cảm thông với hoàn cảnh của người khác.
  • Kỹ năng xã hội: Khi tạo dựng các mối quan hệ không thể tránh khỏi những rào cản và khó khăn nên việc phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, giải quyết vấn đề sẽ hỗ trợ bạn vượt qua những rào cản đó.
© Unsplash.com

2. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp 

Giao tiếp là cầu nối tuyệt vời trong việc xây dựng mối quan hệ giữa bạn và người khác, dù là xã giao hay thân thiết. Đừng ngần ngại mà bỏ thêm thời gian để chăm sóc cả những mối quan hệ xã giao, biết đâu một ngày nào đó bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ họ thì sao?

Tập lắng nghe tích cực những quan điểm của đồng nghiệp, sau khi thấu hiểu thì bắt đầu chia sẻ chân thành về ý kiến của bản thân với một thái độ tôn trọng.

Đối với những người không thường xuyên gặp mặt, bạn đơn giản chỉ cần gửi lời chúc tốt đẹp đến họ vào những dịp lễ tết, sinh nhật, bình luận vào bài viết trên mạng xã hội hay gọi điện hỏi thăm tình hình cũng đủ để duy trì kết nối giữa mình và họ rồi đấy!

Tham khảo:   5 Phương pháp truyền thông nội bộ hiệu quả nhất các nhà lãnh đạo nên biết

3. Sắp xếp thời gian để phát triển các mối quan hệ

Bạn cần thời gian để xây dựng các mối quan hệ tích cực nơi làm việc. Công việc bận rộn hằng ngày khiến bạn khó có nhiều thời gian để trò chuyện với mọi người nhưng nếu sắp xếp thời gian một cách hiệu quả thì bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Hãy thử tranh thủ giờ ăn cơm trưa, hay đi làm sớm một chút, dành thêm vài phút sau khi tan làm để trò chuyện, giao lưu với đồng nghiệp. Tuyệt vời hơn, bạn có thể rủ mọi người cùng đi ăn uống cuối tuần, hoặc tích cực tham gia các sự kiện nhóm nơi công sở. Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp thật chất cũng chỉ cần như vậy là vừa đủ rồi.

© Unsplash.com

4. Biết cách đặt câu hỏi và lắng nghe

Đây là một kỹ năng rất quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ. Lắng nghe quan điểm của đối phương và đặt câu hỏi nếu thắc mắc sẽ giúp bạn hiểu thêm về họ. Những câu hỏi bên lề về cuộc sống cá nhân, mục tiêu và kỳ vọng về nghề nghiệp còn thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho họ.

Ngoài việc tạo cơ hội cho đối phương chia sẻ nhiều hơn, bạn còn có thể nâng cao được sự kết nối, cởi mở hơn từ hai phía.

5. Sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ

Bạn muốn người khác đối xử với mình như thế nào thì hãy đối xử với họ như vậy – hoặc nhiều hơn, từ những hành động nhỏ nhất. Sẵn sàng giúp đỡ đúng thời điểm sẽ thể hiện sự tử tế và thân thiện của bạn.

Đừng nên chờ đợi người khác ngỏ lời rồi mới hỗ trợ họ, không phải ai cũng đủ mạnh dạn trong việc nhờ vả đâu. Tinh tế chú ý quan sát rồi giúp đỡ họ khi cần, chắc chắn mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi kết nối với bạn. Một cơ hội tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ thân thiết nơi công sở đang chờ bạn, hãy thử xem sao!

6. Biết được khi nào cần hỗ trợ

Ngỏ lời cần hỗ trợ cũng có thể bắt đầu một mối quan hệ mới tại nơi làm việc. Mời đồng nghiệp cùng tham gia vào các dự án của công ty giúp bạn có thêm nhiều cơ hội để làm quen với họ.

Bản thân bạn cũng cần nhận được sự hỗ trợ của đồng nghiệp để công việc diễn ra thuận lợi hơn. Như cách bạn giúp đỡ người khác, một mối quan hệ hai chiều cho-nhận sẽ giúp tình cảm của bạn với đồng nghiệp thêm phần khăng khít, vậy nên đừng ngần ngại đề nghị hỗ trợ khi cần nhé.

7. Mang tới giá trị tích cực 

Xây dựng mối quan hệ cũng giúp bạn tạo ra được những giá trị cho bản thân, đúng chứ? Ngược lại, những người khác cùng cần nhận thấy được điều tương tự. Giá trị tích cực ở đây không chỉ nằm một phía, hoặc của bạn, hoặc của họ – mà là cả đôi bên.

Để mang lại được điều đó, bạn cần dành nhiều năng lượng, thời gian và công sức của mình để đưa ra những ý kiến đóng góp, đề xuất giải pháp hướng đến sự phát triển chung của công ty. Song, ngoài việc thể hiện bản thân, đồng nghiệp và cấp trên cũng bị thu hút và ấn tượng với những quan điểm, tư tưởng từ bạn.

8. Đánh giá cao vai trò của mỗi người

Sự công nhận và đánh giá cao là một “chất xúc tác” diệu kỳ giúp bạn có thể xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ. Đôi khi, bạn có thể không hiểu rõ vai trò, công việc hay thách thức từ những phòng ban khác nhau. Nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng mỗi một thành viên có các mục tiêu và vai trò riêng, vì thế, mình nên tôn trọng sự đóng góp và nỗ lực của tất cả mọi người.

Tham khảo:   Tác phong công nghiệp là gì? Thực trạng văn hóa đúng giờ ở Việt Nam

Nếu gặp vấn đề không mong muốn, thay vì đổ lỗi hay kết luận một cách chủ quan, hãy kết hợp cùng nhau để đưa ra giải pháp hiệu quả nhất. Điều này cho phép bạn bắt đầu phát triển một mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp của mình.

© Unsplash.com

9. Tạo sự tin tưởng

Bất kì ai cũng sẽ ngần ngại khi phải tiếp xúc với những người không tôn trọng lời hứa. Thật vậy, lời hứa cũng giống như cam kết, một khi đã đưa ra thì bạn phải luôn tôn trọng ngay cả trong công việc hay cuộc sống.

Đây vốn dĩ là nghiêm tắc cơ bản thuộc phạm trù đạo đức của mỗi con người. Vậy nên, dù gì chăng nữa, bạn cũng hãy nghiêm túc tuân thủ các quy định, hoàn thành công việc của mình đúng thời hạn.

Nếu có lý do chính đáng và đột xuất khiến bạn không thể hoàn thành công việc như đã hẹn thì hãy thông báo cho mọi người. Sau đó nhanh chóng tìm cách giải quyết vấn đề. Đây cũng là cách để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân là một người uy tín đấy.

10. Hỗ trợ xây dựng môi trường làm việc tích cực 

Kìm hãm sự tò mò của bạn lại trước những cuộc nói xấu đồng nghiệp, nói xấu sếp. Giữa chốn thị phi nơi công sở, đừng vì mong muốn gần gũi người khác mà hùa với họ mỉa mai và tấn công đồng nghiệp.

Ai cũng có những ưu điểm riêng của mình, ai cũng muốn được nghe những lời khen, động viên. Hãy xây dựng mối quan hệ lành mạnh, tích cực bằng cách thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với đối phương. Dùng sự tôn trọng và những giá trị tích cực để vun đắp cho mối quan hệ này bạn nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo