Tác phong làm việc chuyên nghiệp, Tạo động lực cho nhân viên, Tư duy và thái độ tích cực, Xây dựng mối quan hệ nội bộ gắn kết, Xây dựng thương hiệu cá nhân, Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

10 Điều đáng học hỏi trong cách làm việc của người Mỹ

Người Mỹ có khả năng làm việc độc lập, coi trọng kết quả, thời gian, …. và còn rất nhiều điểm trong văn hóa làm việc của họ đáng để chúng ta học hỏi.

1. Đề cao khả năng làm việc độc lập

Điểm tuyệt vời nhất trong cách làm việc của người là coi trọng khả năng làm việc độc lập. Người Mỹ luôn là những người có khả năng làm việc độc lập rất cao. Khi có một dự án, nhóm sẽ chia phần công việc cho từng nhân viên và họ phải tự hoàn thành nó thật tốt.

Mọi nhân viên đều có chức vụ, vị trí và phần công việc khác nhau và phải chịu trách nhiệm cho phần công việc đã nhận với cấp trên.

Khả năng làm việc độc lập

Đây là một đức tính tốt để nhân viên cần phải ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với công việc, hoàn thành tốt nó và không ỷ lại vào thành tích chung của nhóm.

2. Coi trọng kết quả làm việc

Người Mỹ coi trọng kết quả làm việc chứ không phải là hình thức làm việc. Cái mà họ quan tâm chính là kết quả bạn thu được sau một ngày làm việc chứ không chú trọng thời gian làm việc một ngày, thế nên rất nhiều công ty thoải mái thời gian nhưng lại áp những chỉ tiêu công việc. Hoàn thành xong việc bạn có thể nghỉ sớm. Đây là văn hóa mà người Việt nên học tập khi có quá nhiều doanh nghiệp mà nhân viên chỉ đến công ty rồi lại chờ giờ về.

3. Coi trọng thời gian

Câu nói “thời gian là tiền bạc” luôn được tôn sùng tại Mỹ. Người Mỹ tiết kiệm thời gian như tiết kiệm tiền bạc. Mọi thời gian bạn bỏ ra cho công việc đều sẽ được trả lương xứng đáng, mọi công việc tiết kiệm thời gian sẽ mang lại những nguồn lợi rất lớn.

Như ta đã thấy, các nhà kinh doanh không bao giờ chậm trễ hoặc mất thời gian cho những việc vô bổ, họ không muốn phải chờ đợi.

Coi trọng thời gian thực hiện công việc

Tiết kiệm thời gian để hoàn thành công việc sẽ làm năng suất lao động tăng nhanh, giúp cho hiệu suất đạt kết quả, mọi sự thành công trong công việc đều bắt đầu từ việc coi trọng thời gian.

Tham khảo:   Masterskills – Series video Tạo động lực bản thân

4. Loại trừ các mối quan hệ thân thuộc

Có rất nhiều công ty ở Mỹ không nhận các ứng viên đã từng có người thân làm việc tại đó từ trước, kể cả cho mối quan hệ không quá thân thiết. Và cũng rất nhiều công ty không cho phép yêu đương giữa các nhân viên.

Ngược lại như ở Việt Nam, những mối quan hệ sẽ làm công việc diễn ra suôn sẻ. Chúng ta nên học tập người Mỹ để có được sự công bằng và chọn lựa được nhân viên ưu tú phù hợp nhất cho công việc.

5. Rất coi trọng sự đúng giờ

Người Mỹ coi trọng thời gian và sự đúng giờ. Sự chậm trễ gây ra ý nghĩ của sự thiếu quan tâm, coi thường đối tác hoặc quản lý thời gian kém. Khi đưa ra mọi kế hoạch nào, người Mỹ cũng sắp xếp lịch trình, tính toán trước thời gian đi lại và trừ hao thời gian phát sinh vấn đề. Họ luôn đến đúng giờ, không sớm mà cũng không muộn.

Coi trọng sự đúng giờ

Đây là một đức tính đáng học tập, sự chậm trễ là một thói xấu nên sửa ngay, nó làm mất thì giờ cho những người hợp tác với bạn và làm trễ nải những kế hoạch được tính ngay từ đầu.

6. Kiểm tra an ninh tại nơi làm việc

Tại một số công sở ở Mỹ, công ty cho nhân viên đăng ký để lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh để đảm bảo sự an toàn cho chính nhân viên và cơ sở sản xuất của mình. Điều này sẽ đảm bảo quản lý nhân viên nhanh gọn, tiện lợi mà không phải kiểm soát quá nhiều.

7. Trang phục không gò bó

Ngoài xã hội, người Mỹ quan điểm chuyện ăn mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác. Họ có thể có tiền hay nghèo túng, nhưng cách ăn mặc của họ không bị ảnh hưởng nhiều do tiền bạc họ có. Tuy nhiên, đó chỉ là trong cuộc sống hàng ngày và một số công việc ở công ty.

Tham khảo:   Văn hóa doanh nghiệp là “linh hồn” của các quy trình

Trang phục chỉnh tề khi gặp đối tác

Ngoài ra, tại các hội nghị lớn, hội thảo và tiệc tùng, tiếp khách, người Mỹ lại vô cùng chỉn chu với com lê và cravát. Họ quan điểm cách ăn mặc chỉnh tề là sự tôn trọng với đối tác của họ. Nhưng trong cuộc sống riêng tư, họ có quyền được mặc theo ý muốn của mình bất chấp người khác nghĩ thế nào.

8. Nghi lễ xã giao

Người Mỹ quan tâm nhiều đến hiệu quả công việc hơn là nghi lễ xã giao tại công sở. Họ đánh giá năng lực chuyên môn và khả năng xử lý tình huống hơn là chức vụ hay tuổi tác của đối tác.

Họ có thể chấp nhận một chuyên viên kỹ thuật trẻ đến gặp một lãnh đạo cấp cao của bên đối tác, trao đổi và làm việc trực tiếp nếu như chuyên viên đó nắm bắt và có quyền xử lý toàn bộ vấn đề.

Nhiều khi, để tiết kiệm thời gian, ở Hoa Kỳ, các quan chức cấp cao còn tổ chức kiểu vừa ăn sáng và trưa vừa thảo luận công việc tại nơi công sở của họ. Đây là cách rất hay để tìm hiểu về đối tác mà không bị mất thời gian vào những buổi gặp mặt nhiều lần.

9. Đối xử bình đẳng với phụ nữ

Tuy người Mỹ vẫn còn phân biệt đối xử giữa nam và nữ nhưng họ luôn đánh giá rất cao năng lực của phụ nữ trong các vị trí trọng yếu.Ở Mỹ, phụ nữ có quyền lực hơn so với ở các nơi khác trên thế giới. Phụ nữ Mỹ luôn có sự độc lập và mạnh mẽ không thua kém gì đàn ông và họ đã chứng minh điều đó trong các lĩnh vực khác nhau.

Phụ nữ trong những vị trí quan trọng

Người Việt nên thay đổi những suy nghĩ về nữ giới, họ có thể làm được nhiều thứ hơn nữa nếu được xã hội công nhận, bằng chứng là có rất nhiều vị trí trọng yếu trong chính phủ và đứng đầu tập đoàn là nữ giới ở Việt Nam.

Tham khảo:   Sự khác biệt trong văn hóa làm việc nơi công sở tại Mỹ và Nhật

10. Giờ làm việc và ngày nghỉ

Người Mỹ quan điểm cuộc sống có nhiều thứ cần trải nghiệm không chỉ có công việc, họ luôn cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Giờ làm việc hàng ngày bình thường là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, trong đó có khoảng nửa đến một tiếng ăn trưa. Nhiều doanh nghiệp có thể bắt đầu và kết thúc ngày làm việc sớm hơn. Họ coi trọng kết quả công việc nên nhiều công ty cho thời gian làm việc linh hoạt.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo