30. Kỹ năng sống

Người phỏng vấn: ‘Tôi cho bạn 70 ngàn, làm sao có thể đãi ông chủ một bữa thịnh soạn?’ – Nữ ứng viên bình tĩnh trả lời, được tuyển thẳng!

Một công ty chuẩn bị tổ chức một đợt tuyển dụng, ông chủ rất coi trọng đợt tuyển dụng này, điều này vô hình chung đã tạo áp lực không nhỏ cho giám đốc nhân sự Lý.

Ngay sau đó, anh Lý đăng thông tin tuyển dụng và nhận được rất nhiều đơn xin việc. Sau vòng phỏng vấn đầu tiên của bộ phận nhân sự, chỉ còn lại 3 ứng viên, và đương nhiên là để vào được tới vòng này, họ chắc chắn là những người rất có năng lực chuyên môn.

Anh Lý cũng rất hài lòng với sơ yếu lý lịch của ba người. Tuy nhiên, nếu muốn thành công vào công ty, chỉ có năng lực thôi là chưa đủ, còn cần phải có những lợi thế khác.

Lần này, anh Lý không chọn phỏng vấn một mình mà gọi cả ba người đến một phòng họp nhỏ để cùng phỏng vấn, mục đích là muốn xem ba người họ sẽ phản ứng thế nào với cùng một vấn đề cùng một lúc.

Nhìn ba ứng viên trước mặt, anh Lý mỉm cười nói: “Chào mừng đến với buổi phỏng vấn của công ty chúng tôi. Có thể đến được tới vòng này, chứng tỏ các bạn rất có năng lực. Nhưng công ty chúng tôi cũng không thiếu người tài. Có thành công đi tới vòng cuối hay không phụ thuộc vào việc ai trong số các bạn có thể trả lời câu hỏi này. Làm thế nào bạn có thể đãi ông chủ một bữa ăn thịnh soạn với 70 ngàn?”

Sau khi nói xong câu hỏi, anh Lý đưa mắt nhìn ba người trước mặt, cẩn thận đánh giá biểu cảm của họ. Xét cho cùng, ngoài câu trả lời cho các câu hỏi, biểu hiện của ứng viên khi đối mặt với các câu hỏi cũng là một yếu tố tham khảo rất quan trọng.

1. Tôi nghĩ ngần này tiền là không đủ

Người đầu tiên trả lời là một ứng viên nam. Khi vừa nghe xong câu hỏi, mắt anh ánh lên một tia kinh ngạc, sau đó anh nhíu mày, suy nghĩ mấy phút mới mở miệng trả lời.

Tham khảo:   Nam sinh Hà Nội đạt 9.0 IELTS ngay ở lần thi đầu: Tự đi Mỹ khi 12 tuổi, đạt điểm tuyệt đối nhờ 1 MẸO… ‘dễ như ăn kẹo’

“Cá nhân tôi thấy số tiền này không đủ, bây giờ gọi đồ ăn nhanh thôi cũng đã giá này rồi, cho dù gọi đồ ăn mang về, 70 ngàn cũng chưa chắc đã gọi được hai món. Nếu muốn chiêu đãi ông chủ một bữa ăn ngon, chắc chắn là không đủ, cho một người ăn cũng còn không đủ.”

Nghe xong câu trả lời, anh Lý suy nghĩ một chút, chậm rãi lắc đầu, nói: “Vẫn có biện pháp, chẳng qua là bạn chưa nghĩ tới thôi.”

2. Hay là chúng ta thử hình thức Dine and Dash (Trong ngành dịch vụ nhà hàng, Dine and Dash là thuật ngữ chỉ đối tượng thực khách ăn xong rồi bỏ đi mà không thanh thanh toán tiền. Ở nhiều nước trên thế giới, đây được xem là một hành vi ăn cắp nhưng không phải là một loại tội phạm, mà mang tính chất vi phạm tiêu chuẩn văn hóa. Do đó, các nhà hàng phải tự xử lý và chịu những tổn thất nếu có.)

Người trả lời tiếp theo là một cô gái, nghe xong câu hỏi, cô cũng có chút kinh ngạc, trong mắt hiện lên một tia nghi hoặc.

“Thật khó để ăn một bữa ăn ngon với 70 ngàn đồng. Ngay cả khi đến một nhà hàng bình thường, với số tiền này, chúng ta cũng chỉ có thể gọi rau chứ đừng nói đến thịt. Hay chúng ta thử một bữa Dine and Dash xem sao? Hoặc tôi có thể vay tiền từ một người bạn?”

Anh Lý nhìn cô gái và nói: “Bạn có một ý tưởng hay và có thể gây ấn tượng với ông chủ. Tuy nhiên, tôi nghĩ sau bữa ăn này, ông chủ có thể nghĩ đến việc có nên sa thải bạn hay không.”

3. Sinh viên mới ra trường bình tĩnh trả lời

Tham khảo:   Bí Quyết Vừa Đi Học Vừa Đi Làm Hiệu Quả

Người cuối cùng là một sinh viên mới ra trường và là người trẻ nhất trong số các ứng viên. Nghe xong câu hỏi, anh vẫn rất bình tĩnh.

“Nếu là tôi, tôi sẽ đưa ông chủ đến một nhà hàng mà tôi quen biết. Cho dù chỉ có 70 ngàn, chỉ cần tôi nói rõ câu chuyện với chủ nhà hàng, tôi vẫn có thể gọi rất nhiều món ăn ngon, dẫu sao thì cũng đều là người quen, số tiền còn lại tôi sẽ trả sau đó.”

Anh Lý nghe xong gật đầu, đồng ý với ý kiến này. Quả thật, câu trả lời này rất có cơ sở, hơn nữa còn cho thấy được năng lực quan hệ xã giao, có thể coi là câu trả lời hay nhất trong ba người, hơn nữa khi trả lời câu hỏi, sự điềm tĩnh mà cậu sinh viên thể hiện cũng để lại ấn tượng sâu sắc đối với nhà tuyển dụng. Không hoảng sợ khi đối mặt với vấn đề, đó chẳng phải là những gì các lãnh đạo muốn ở nhân viên của mình hay sao?

Kết quả, ứng viên số 3 ngay lập tức đã được tuyển dụng.

Tổng kết

Trên thực tế, sự không hài lòng của nhà tuyển dụng đối với hai ứng viên đầu tiên không chỉ ở câu trả lời cho câu hỏi mà còn là biểu hiện của hai người khi họ gặp vấn đề. Một người hoảng sợ không kịp suy nghĩ, một người hoảng loạn nghi ngờ câu hỏi, nếu chọn họ, họ cũng chắc chắn sẽ không thể vượt qua được cửa ải của sếp lớn. Không biết bạn còn có câu trả lời nào khác cho câu hỏi này hay không?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo