20. Kinh tế học

Nhãn sinh thái (Ecolabel) là gì? Lợi ích

Hình minh họa (Nguồn: armouredvehicleslatinamerica)

Nhãn sinh thái

Khái niệm

Nhãn sinh thái hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường trong tiếng Anh gọi là: Ecolabel.

Nhãn sinh thái là một biểu tượng chính thức cho thấy rằng một sản phẩm đã được thiết kế để ít gây hại cho môi trường hơn các sản phẩm tương tự khác. (Tài liệu tham khảo: Cambridge Dictionary)

Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm đó. 

Lợi ích

Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Các sản phẩm được dán nhãn sinh thái thường có sức mạnh cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. 

Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lí của khách hàng. Rất nhiều nhà sản xuất đã và đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là sản phẩm “xanh”, được dán nhãn sinh thái và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. 

Tham khảo:   Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vietnam Textile and Apparel Association - VITAS) là gì?

Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (như cao su…), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm có ảnh hưởng tốt đến môi trường.

Nhãn sinh thái (Ecolabel) là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu trong quản lí môi trường.

Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường.

Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lí môi trường là biện pháp mà các nhà kinh tế cho là có hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. 

Đồng thời do đặc tính linh hoạt của bản thân công cụ, vận hành trên cơ sở sử dụng sức mạnh của thị trường và nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả. 

Tham khảo:   Nhà lãnh đạo giá (Price leader) là ai?

Công cụ kinh tế có khả năng khắc phục những thất bại của thị trường, có hiệu quả trong việc thay đổi hành vi gây ô nhiễm, khuyến khích sự năng động và tự giác của người gây ô nhiễm. 

Thực tế việc sử dụng công cụ kinh tế ở các nước trên thế giới cho thấy những tác động tích cực như:

+ Các hành vi môi trường được điều chỉnh một cách tự giác;

+ Các chi phí xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn; 

+ Khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kĩ thuật, công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường;

+ Gia tăng nguồn thu phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách Nhà nước, duy trì tốt các giá trị môi trường của quốc gia.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế và quản lí môi trường, Nguyễn Thế Chinh, Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo