20. Kinh tế học

Nông nghiệp đô thị (Urban agriculture) là gì? Các loại hình và lợi ích

Hình minh hoạ (Nguồn: hawaii)

Nông nghiệp đô thị

Khái niệm

Nông nghiệp đô thị trong tiếng Anh được gọi là Urban agriculture hay urban farming hay urban gardening.

– Nông nghiệp đô thị được hiểu là ngành kinh tế trong và ven đô thị, sản xuất, chế biến và cung ứng cho người dân lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật và thực vật cảnh; 

Dùng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cần nhiều đất đai, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất thải đô thị; tăng thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị.

– Nông nghiệp đô thị được hiểu là việc sử dụng các diện tích nhỏ, các lô đất trống, sân vườn, thảm cỏ, ban công, sân thượng… trong các thành phố lớn để trồng cây hoặc chăn nuôi gia cầm, gia súc nhỏ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn.

Bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môi trường…, sau đó, toàn bộ, hay một phần sản phẩm, được thương mại hóa.

Đô thị hóa đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, làm tăng số lượng cư dân thành phố; biến đổi khí hậu tác động mạnh đến điều kiện canh tác, nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi thất thường ảnh hưởng nặng nề đến mùa vụ… đã tạo điều kiện cho nông nghiệp đô thị phát triển ở nhiều nơi trên thế giới.

Tham khảo:   Chỉ số kinh tế (Economic Indicator) là gì? Phân loại chỉ số kinh tế

Các loại hình

Ở Việt Nam, nông nghiệp đô thị gồm các loại hình sau:

Nông nghiệp tự cung, tự cấp

Nông nghiệp phục vụ khách sạn nhà hàng

Nông nghiệp phục vụ xuất khẩu

Nông nghiệp xanh

Nông nghiệp phòng hộ

Nông nghiệp sinh thái

Nông nghiệp du lịch

Nông nghiệp nghỉ dưỡng

Nông nghiệp công nghệ cao

Lợi ích

– Được sản xuất và phân phối tại chỗ nên thực phẩm từ nông nghiệp đô thị ít tốn phí vận chuyển, đóng gói và lưu trữ, tỉ lệ hao hụt do lưu trữ – vận chuyển giảm; tươi ngon, giàu dinh dưỡng và có giá cạnh tranh do giảm được các nấc trung gian; chi phí sản xuất thấp và phát thải CO2 cũng giảm.

– Nông nghiệp đô thị thường có qui mô nhỏ, nhưng lại dễ dàng tiếp cận công nghệ, quản sâu bệnh, phân bón, nước tưới,…và giàu tiềm năng về đầu tư, chăm sóc, nên thường cho năng suất cao (cao hơn so với vùng nông thôn 15 lần, 1 m2 diện tích có thể cung cấp 20 kg thực phẩm mỗi năm).

– Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, nông nghiệp đô thị và ven đô có thể góp phần đảm bảo lương thực tươi sống cho người dân, giúp người tiêu dùng nghèo tiếp cận thức ăn rẽ tiền từ các hộ sản xuất và từ các chợ gần. 

Những người sản xuất trên diện tích nhỏ cũng có thể tự cung cấp sản phẩm và bán lượng dư thừa ra thị trường để tăng thu nhập.

Tham khảo:   Hệ thống giá cả (Price system) là gì? Nội dung về hệ thống giá cả

– Nông nghiệp đô thị còn có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an dưỡng… 

Nông nghiệp đô thị cũng có thể tái sử dụng chất thải đô thị để làm phân bón, nước tưới…, góp phần quan trọng để giảm ô nhiễm môi trường.

Tóm lại

So với canh tác truyền thống, nông nghiệp đô thị hiệu quả hơn; bền vững hơn; sản phẩm hữu cơ trở nên dễ tiếp cận hơn; tạo không gian nhỏ thân thiện; cho phép thưởng thức sản phẩm tươi sống quanh năm.

Nông nghiệp đô thị đã và đang góp phần rất lớn trong việc tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn của các quốc gia trong quá trình đô thị hóa. 

Nông nghiệp đô thị sẽ tiếp tục là giải pháp và là hướng đi chiến lược cho sự phát triển nhanh, bền vững của các đô thị sinh thái trong tương lai.

(Tài liệu tham khảo: Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam. Mạng thông tin Bảo vệ Môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo