24. Kinh doanh thương mại

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead Nurturing) là gì?

(Hình minh họa: Salesgenie)

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Khái niệm

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng trong tiếng Anh là Lead Nurturing.

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là một bộ chiến lược marketing tích hợp được thiết kế để biến những khách hàng tiềm năng thành những người mua. 

Mua lại thông tin liên lạc là điểm khởi đầu chiến dịch nuôi dưỡng. Đội ngũ bán hàng và các chuyên gia marketing sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tìm kiếm và nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng. Các cách này có thể là email marketing trực tiếp hoặc content marketing. 

Đặc điểm của nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Để tăng doanh số với những cơ hội thường được nắm trong tay khách hàng, chiến lược nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bao gồm việc xác định mục đích của khách hàng, phát triển mối quan hệ cá nhân với người mua tiềm năng và tương tác với khách hàng tương lai một cách thường xuyên sau khi chuyển họ qua phễu bán hàng. 

Việc sử dụng dữ liệu hành vi của bên thứ ba có thể giúp các nhà tiếp thị có thể hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn những khách hàng tiềm năng. Thông thường các công ty sẽ theo dõi khách hàng tiềm năng của họ thông qua các mô hình khác nhau, chẳng hạn như qui trình bán hàng (sales pipeline) để phân loại khách hàng tiềm năng theo nhân khẩu học. 

Tham khảo:   Quản lí nhà nước về hải quan là gì? Nội dung quản lí nhà nước về hải quan

Đối tượng lí tượng cho việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là một người có quyền mua hàng, nhưng vẫn chưa quyết định về sản phẩm hoặc dịch vụ nào sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Sau đó, các chương trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng sẽ theo dõi khách hàng thông qua các giai đoạn nhận thức, cân nhắc và quyết định trong hành trình của người mua (buyer’s journey). 

Những cách tốt nhất để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

– Cá nhân hóa các chiến dịch cho từng khách hàng cụ thể hoặc dựa theo nhân khẩu học

– Theo dõi dữ liệu khách hàng tiềm năng để chiến dịch hiệu quả hơn

– Gửi thông tin có liên quan và kịp thời phụ thuộc vào giai đoạn của khách hàng trong chu kì bán hàng

– Tạo một lịch trình truyền thông tối ưu mà không quá khoe mẽ

– Điều chỉnh nội dung xung quanh những nỗi đau của khách hàng (pain point)

– Tận dụng mọi hình thức tương tác như các kênh truyền thông mạng xã hội và quảng cáo qua email

– Sử dụng chương trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng trong suốt vòng đời của khách hàng để duy trì, phục hồi và làm mới các thông tin liên lạc. 

Tham khảo:   Chiến lược Logistics (Logistics Strategy) là gì?

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo