23. Chứng khoán

Phân tích kĩ thuật (Technical analysis) trong phân tích đầu tư chứng khoán là gì?

TechnicalAnalysis

Hình minh họa (Nguồn: efghermes)

Phân tích kĩ thuật (Technical analysis)

Khái niệm

Phân tích kĩ thuật trong tiếng Anh gọi là Technical analysis.

Phân tích kĩ thuật là quá trình nghiên cứu xu hướng lên xuống của thị trường chứng khoán và khuynh hướng lên xuống giá của một loại chứng khoán nhất định để xem xét thời điểm thích hợp cho việc mua bán chứng khoán.

Cơ sở lí thuyết của phân tích kĩ thuật trong phân tích đầu tư chứng khoán

Các nhà phân tích kĩ thuật thường tuân theo một số lí thuyết nhất định để giải thích các xu hướng biến động của thị trường.

– Lí thuyết Dow: Lí thuyết DOW do Charter H.Dow thể hiện qua các bài viết phân tích thị trường chứng khoán của ông và sau đó William P.Hamilton đã kế thừa và tổng luận thành lí thuyết. 

Lí thuyết này cho rằng giá chứng khoán do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định và chỉ ra sự biến động giá chứng khoán có 3 xu thế cơ bản.

– Lý thuyết lô lẻ: Giao dịch lô lẻ thường được thực hiện bởi những nhà đầu tư nhỏ. Những người theo lí thuyết lô lẻ hành động trên cơ sở tin rằng những đầu tư nhỏ luôn luôn mua bán không đúng thời điểm, hành động đúng là hành động ngược lại xu thế giao dịch lô lẻ. 

Khi các nhà giao dịch lô lẻ đang mua vào, những người theo lí thuyết đầu cơ giá xuống (bán ra). Và khi các nhà giao dịch lô lẻ đang bán ra, họ sẽ đầu cơ giá lên (mua vào).

Tham khảo:   Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp thương mại (CMBS) là gì? Cách thức hoạt động

– Lí thuyết về tổng số hợp đồng bán khống: Hợp đồng bán khống ám chỉ số lượng cổ phiếu bán khống và chưa mua được lại. Vì vị thế khống sẽ phải được trang trải bằng việc mua vào cổ phiếu, do vậy một số nhà phân tích tin rằng vị thế khống sẽ tạo lên một áp lực làm giá chứng khoán tăng lên. 

Tổng số hợp đồng bán khống cao là dấu hiệu thị trường tăng giá và tổng số hợp đồng bán khống thấp báo hiệu thị trường giảm giá. Một thực tế là số lượng hợp đồng bán khống luôn ở mức tương đối thấp làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào những dự báo mà lí thuyết đưa ra.

– Lí thuyết chỉ số tin cậy sử dụng chỉ số tin cậy Barron là tỉ lệ so sánh về lợi suất giữa các trái phiếu thứ hạng cao và các trái phiếu thứ hạng thấp. 

Nếu chỉ số tin cậy tăng, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp thuận rủi ro và đầu tư vào những trái phiếu có thứ hạng định mức tín nhiệm thấp hơn nhưng có lãi suất cao hơn. Giá cả trái phiếu thứ hạng thấp sẽ tăng lên khi có nhiều người mua. 

Kết quả là lợi suất của trái phiếu này sẽ giảm. Điều này làm thu hẹp sự chênh lệch giữa trái phiếu có thứ hạng cao và trái phiếu có thứ hạng thấp.

Tham khảo:   Trái phiếu nhà ở (Housing Bonds) là gì? Lợi ích của trái phiếu nhà ở

Vai trò, vị trí của phân tích kĩ thuật trong phân tích đầu tư chứng khoán

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức đối với cơ sở khoa học của phương pháp, xong phương pháp phân tích kĩ thuật cũng có nhiều lợi thế so với phương pháp phân tích cơ bản như:

Phương pháp phân tích kĩ thuật không quá phụ thuộc vào các báo cáo tài chính. Trong khi đó các báo cáo tài chính có thể không chứa đựng đầy đủ các thông tin cho việc phân tích.

Không mất công sức trong việc xử lí thông tin từ các báo cáo tài chính như các nhà phân tích kĩ thuật, các nhà phân tích kĩ thuật chỉ cần nhận biết được xu thế của thị trường để ra các quyết định đầu tư.

Vì vậy, hiện nay phương pháp phân tích kĩ thuật vẫn được sử dụng phổ biến và có vai trò quan trọng trong phân tích đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả trong quá trình đầu tư đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự kết hợp chặt chẽ hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, , NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo