25. Kế toán - Kiểm toán

Phân tích tỉ lệ (Ratio Analysis) là gì? Các loại phân tích tỉ lệ

Ảnh minh họa. Nguồn: Hmhub.

Phân tích tỉ lệ

Khái niệm

Phân tích tỉ lệ trong tiếng Anh là Ratio Analysis.

Phân tích tỉ lệ là một phương pháp định lượng để hiểu rõ hơn về tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của công ty bằng cách nghiên cứu báo cáo tài chính của công ty. Phân tích tỉ lệ là nền tảng của phân tích vốn chủ sở hữu cơ bản.

Lợi ích của việc phân tích tỉ lệ

Các nhà đầu tư và nhà phân tích sử dụng phân tích tỉ lệ để đánh giá năng lực tài chính của các công ty bằng cách xem xét các báo cáo tài chính trong quá khứ và hiện tại. Dữ liệu so sánh có thể chứng minh cách một công ty hoạt động theo thời gian và có thể được sử dụng để dự đoán hiệu suất trong tương lai. 

Dữ liệu này cũng có thể so sánh tình hình tài chính của một công ty với mức trung bình của ngành, đồng thời đo lường cách một công ty hoạt động so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực.

Các loại phân tích tỉ lệ

1. Phân tích tỉ lệ thanh khoản

Tỉ lệ thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn, sử dụng tài sản hiện tại hoặc tài sản khả dụng ngắn hạn. Tỉ lệ thanh khoản bao gồm tỉ lệ thanh toán ngắn hạn, tỉ lệ thanh toán nhanh và tỉ lệ vốn lưu động.

Tham khảo:   Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại (Deferred Long-Term Liability Charges) là gì? Đặc điểm

2. Phân tích tỉ lệ khả năng thanh toán

Còn được gọi là tỉ lệ đòn bẩy tài chính, tỉ lệ khả năng thanh toán so sánh mức nợ của công ty và tài sản, vốn chủ sở hữu và thu nhập của công ty, để đánh giá khả năng công ty duy trì hoạt động trong thời gian dài, bằng cách trả hết nợ dài hạn cũng như lãi suất nợ. Ví dụ về tỉ lệ khả năng thanh toán bao gồm: tỉ lệ nợ trên vốn, tỉ số nợ trên tổng tài sản và tỉ lệ thanh toán lãi vay.

3. Phân tích tỉ lệ sinh lời

Các tỉ lệ này cho thấy một công ty có thể tạo ra lợi nhuận tốt như thế nào từ hoạt động của mình. Biên lợi nhuận, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên vốn sử dụng và tỉ lệ lãi gộp là tất cả các ví dụ về tỉ lệ sinh lời.

4. Phân tích tỉ lệ hiệu quả

Còn được gọi là tỉ lệ hoạt động, tỉ lệ hiệu quả đánh giá hiệu quả của một công ty sử dụng tài sản và nợ của mình để tạo ra doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. Các tỉ lệ hiệu quả chính bao gồm: tỉ lệ doanh thu, doanh thu hàng tồn kho và doanh số hàng ngày trong kho.

5. Phân tích tỉ lệ khả năng trả lãi

Các tỉ lệ này đo lường khả năng của một công ty thực hiện thanh toán lãi và các nghĩa vụ khác liên quan đến các khoản nợ của công ty. Ví dụ bao gồm tỉ lệ lãi thu được và tỉ lệ khả năng thanh toán nợ.

Tham khảo:   Kiểm toán chất thải (Waste Audit) là gì? Qui trình

6. Tỉ lệ triển vọng thị trường

Đây là những tỉ lệ được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích cơ bản. Chúng bao gồm tỉ lệ cổ tức, tỉ lệ P/E (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) và tỉ lệ chi trả cổ tức. Các nhà đầu tư sử dụng các số liệu này để dự đoán thu nhập và hiệu suất trong tương lai. 

Ví dụ: nếu tỉ lệ P/E trung bình của tất cả các công ty S&P 500 là 20 và phần lớn các công ty có P/E trong khoảng từ 15 đến 25, thì một cổ phiếu có tỉ lệ P/E là 7 sẽ được coi là bị định giá thấp. Ngược lại, một công ty có tỉ lệ P/E là 50 sẽ được coi là định giá quá cao. 

Tỉ lệ P/E của công ty đầu tiên có thể có xu hướng tăng lên trong tương lai, trong khi tỉ lệ P/E của công ty sau có thể có xu hướng đi xuống cho đến khi nó phù hợp với giá trị nội tại của nó.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo