22. Quản trị kinh doanh

Phong cách lãnh đạo (Leadership style) là gì? Các kiểu phong cách lãnh đạo

Hình minh hoạ (Nguồn: sloanreview)

Phong cách lãnh đạo

Khái niệm

Phong cách lãnh đạo hay còn gọi là kiểu lãnh đạo trong tiếng Anh được gọi là Leadership style.

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về phong cách lãnh đạo như:

– Theo Genov (Bungari): Phong cách lãnh đạo là hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn mực, các biện pháp, các phương tiện của người lãnh đạo trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền đạt mục tiêu nhất định.

Phong cách lãnh đạo là tổng thể những nguyên tắc, phương pháp và cách thức thể hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản nhằm đạt được mục tiêu quản .

Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản của người lãnh đạo do đó mà hình thành nên những phong cách lãnh đạo khác nhau. Bao gồm:

– Nhóm các yếu tố bên ngoài: Gồm chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… đường lối và các nguyên tắc quản , đặc điểm của ngành và tập thể. Các yếu tố này qui định nên phong cách lãnh đạo chung của nhiều cán bộ quản .

– Nhóm các yếu tố bên trong: Gồm đặc điểm tâm cá nhân của người lãnh đạo (xu hướng, tính cách, nhân lực…) tức là những đặc điểm nhân cách của người lãnh đạo qui định nên sắc thái cá nhân đặc biệt trong phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản .

Phong cách lãnh đạo nảy sinh từ trong các hoạt động quản của người lãnh đạo, và nó ảnh hưởng đáng kể đến kết quả công tác của tập thể. Trong những trường hợp nhất định nó có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của tổ chức.

Các kiểu phong cách lãnh đạo

Người đầu tiên nghiên cứu các kiểu nhà lãnh đạo và phong cách lãnh đạo tương ứng là Kurt Lewin. 

Ông đưa ra ba kiểu người là: Người độc tài chuyên chế, loại dân chủ và loại tự do. Tương ứng với ba kiểu người này là ba kiểu phong cách lãnh đạo: Độc đoán, dân chủ và tự do. 

Tham khảo:   Tầm nhìn chiến lược (Strategic Vision) trong năng lực lãnh đạo

Trong phong cách lãnh đạo độc đoán thì người lãnh đạo là trung tâm, phong cách lãnh đạo dân chủ thì quần chúng là trung tâm, phong cách lãnh đạo tự do thì cá nhân là trung tâm. Cá nhân ở đây có thể là người lãnh đạo, một cá nhân cụ thể hoặc một nhóm. Hiệu quả quản , mỗi phong cách lãnh đạo đều mặt mạnh và hạn chế riêng.

– Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền

Đặc điểm tâm cơ bản là nóng nảy, thiếu tin tưởng của quần chúng. Khi đánh giá thường mang nặng chủ quan thành kiến, định kiến. Trong quan hệ giao tiếp thì hách dịch, hay phản bác người khác và tự kiêu. Người lãnh đạo độc tài dám nghĩ dám làm và khẳng định mình.

Biểu hiện và hiệu quả của phong cách lãnh đạo độc tài là nặng về mệnh lệnh, áp đặt thông tin một chiều từ trên xuống là chính. Phong cách này thường gây căng thẳng đối với cấp dưới, cơ chế quản là hành chính, quan liêu. 

Nếu áp đặt lâu phong cách này dễ gây căng thẳng hoặc phản ứng ngầm của cấp dưới. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó phong cách lãnh đạo độc tài đem lại hiệu quả quản nhanh, tức thời.

– Phong cách lãnh đạo dân chủ

Người lãnh đạo sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ là người biết phân chia quyền lực, biết thu hút tập thể vào công việc chung trên cơ sở tôn trọng những ý kiến đóng góp của họ.

Đặc điểm tâm của phong cách lãnh đạo này được biểu hiện là lòng thương người, tin vào quần chúng, cởi mở, chan hòa, dễ gần gũi và đồng cảm nhưng lại thiếu quyết đoán. 

Trong hoạt động giao tiếp người lãnh đạo luôn tỏ ra ôn tồn, biết kìm nén những cảm xúc cá nhân, có thái độ thân thiện, tôn trọng người khác. 

Tham khảo:   Hệ thống thông tin quản trị nhân lực (Human Resources Information System - HRIS) là gì? Chức năng

Chính nhờ phong cách lãnh đạo dân chủ này mà các nhà quản trị tạo ra bầu không khí cởi mở, chân thành, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, tự tin trong khi hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phong cách dân chủ là người lãnh đạo dễ bị rơi vào tình trạng ba phải, làm mất đi tính quyết đoán của người lãnh đạo, dẫn tới tình trạng quá phụ thuộc vào ý kiến tập thể. 

Những quyết định đưa ra cũng không kịp thời, làm lỡ cơ hội kinh doanh và đặc biệt không thể hiện được cá tính đặc trưng của người lãnh đạo.

– Phong cách lãnh đạo tự do

Người lãnh đạo lựa chọn phong cách lãnh đạo này thường chỉ cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào các hoạt động tập thể. Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu là để truyền đạt các thông tin và rất ít sử dụng quyền lãnh đạo.

Đặc điểm tâm chính của phong cách này là đề cao cá nhân, tinh thần hiệp đồng và trách nhiệm hạn chế. Người sử dụng phong cách lãnh đạo này có thể có năng lực chuyên môn rất cao hoặc rất hạn chế nhưng lại ham thích địa vị.

Biểu hiện và hiệu quả của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo không quan tâm và can thiệp vào công việc. 

Tuy nhiên, nhược điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo và nhân viên dễ buông thả, không nề nếp, kỉ luật nên kết quả công việc không ổn định, khi cao khi thấp, có thể dẫn đến xung đột trong tập thể.

Nhận xét: 

Mỗi phong cách lãnh đạo nêu trên đều có những ưu và nhược điểm của nó, việc sử dụng phong cách lãnh đạo nào cho phù hợp không chỉ dựa vào ý muốn chủ quan mà phải trải qua quá trình phân tích khoa học dựa vào tình hình thực tế của đơn vị, trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ chính trị của nhân viên trong đơn vị, tính khí của bản thân người lãnh đạo… 

Tham khảo:   Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là gì? Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên

Mặt khác, sử dụng phong cách lãnh đạo hợp lí là một nghệ thuật của người lãnh đạo và vì vậy phải thận trọng, cần không ngừng hoàn thiện và phát triển.

(Tài liệu tham khảo: Đặc điểm tâm lí lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo