22. Quản trị kinh doanh

Quản lí trực quan (Visual Management) là gì? Các công cụ trực quan

Hình minh hoạ (Nguồn: flevy)

Quản lí trực quan

Khái niệm

Quản lí trực quan trong tiếng Anh được gọi là Visual Management.

Quản lí trực quan là một trong các công cụ và các phương pháp được áp dụng trong sản xuất tinh gọn.

Quản lí trực quan là một kĩ thuật quản lí doanh nghiệp, trong đó truyền đạt các thông tin quan trọng tại nơi làm việc bằng các công cụ trực quan thay vì bằng văn bản.

Thuật ngữ liên quan

Sản xuất tinh gọn là một hệ thống các công cụ và phương pháp quản lí sản xuất nhằm loại bỏ những lãng phí, những bất hợp lí trong quá trình sản xuất để giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng sản lượng cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc chủ đạo của sản xuất tinh gọn là gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc liên tục loại bỏ lãng phí trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Vai trò

Các hệ thống quản bằng công cụ trực quan cho phép các công nhân tác nghiệp nắm được một cách đầy đủ về tiến độ và các thông tin quan trọng khác. 

Tham khảo:   Lợi tức đầu tư vào nguồn nhân lực (HCROI) là gì? Bản chất và ý nghĩa

Các bảng hiển thị lớn sẽ giúp người quản theo dõi dễ dàng và nhanh hơn so với các báo cáo bằng văn bản. 

Các hình thức công cụ trực quan

Các công cụ trực quan thường ở dưới các hình thức sau:

– Các bảng hiển thị trực quan bao gồm biểu đồ, bảng đo lường, sơ đồ qui trình làm nguồn thông tin tham khảo cho công nhân. 

Ví dụ, biểu đồ xu hướng, biểu đồ biến thiên tỷ lệ sản phẩm lỗi, tiến độ xuất hàng trong tháng, v.v…

– Các bảng kiểm soát bằng trực quan, người ta có thể sử dụng các chỉ số thuật dùng để kiểm soát hay báo hiệu sự thay đổi. 

Ví dụ các bảng màu chỉ thị giới hạn kiểm soát về kích thước hoặc trọng lượng giúp người công nhân nhanh chóng phát hiện khi sản phẩm vượt khỏi mức giới hạn cho phép.

– Các chỉ dẫn bằng hình ảnh chẳng hạn như việc sử dụng các đường kẻ dưới nền nhà xưởng để phân biệt giữa khu vực đặt sản phẩm hoặc nguyên vật liệu với luồng di chuyển nguyên vật liệu trong nhà xưởng.

Tham khảo:   Biến độc lập (Independent variable) và Biến phụ thuộc (Dependent variable) là gì?

(Tài liệu tham khảo: Quản trị sản xuất, TS. Nguyễn Đình Trung, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012. CItoolkit)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo