22. Quản trị kinh doanh

Quản trị Logistics (Logistics Management) là gì? Nội dung

hoc-logistics-o-dau-tot

Hình minh hoạ (Nguồn: chinhphu)

Quản trị Logistics

Khái niệm

Quản trị Logistics trong tiếng Anh được gọi là Logistics Management.

Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ… và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả toàn bộ việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ… cùng những thông tin có liên quan từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng với mục đích thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với tổng chi phí thấp nhất.

Nội dung Quản trị Logistics 

Nội dung của quản trị Logistics rất rộng, bao gồm:

Dịch vụ khách hàng

Theo quan điểm mới thì dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua, người bán và bên thứ ba – các nhà thầu phụ.

Kết quả của quá trình này là tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi. Nói ngắn gọn hơn dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp các lợi ích từ giá trị gia tăng cho dây chuyền cung ứng với chi phí hiệu quả nhất.

Dịch vụ khách hàng, có thể mô tả thoáng hơn, là các biện pháp trong các hệ thống Logistics được thực hiện sao cho giá trị gia tăng được cộng vào sản phẩm đạt mức cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. 

Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, nó là hiệu số giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ và tác động tương hỗ với nhau.

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin Logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin trong từng bộ phận chức năng (Logistics, kĩ thuật, kế toán – tài chính, marketing, sản xuất…).

Tham khảo:   Năng lực sư phạm của nhà quản lí trong doanh nghiệp là gì?

Thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên.

Hệ thống thông tin (máy tính và mạng) là yếu tố không thể thay thế trong việc hoạch định và kiểm soát hệ thống Logistics, với hệ thống xử lí đơn hàng là trung tâm. 

Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho người ta đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất.

Dự trữ

Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội tiến hành liên tục, nhịp nhàng thì phải tích luỹ lại một phần sản phẩm hàng hoá ở mỗi giai đoạn của quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng (từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng của dây chuyền cung ứng). 

Sự tích luỹ, sự ngưng đọng sản phẩm ở các giai đoạn vận động như vậy được gọi là dự trữ. Khái niệm này rộng và hàm chứa một nội dung khoa học, khác với quan niệm đơn giản cho rằng dự trữ thuần tuý chỉ là hàng tồn kho.

Quản trị vật tư

Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình Logistics, thì quản trị vật tư là đầu vào của quá trình này. 

Mặc dù không trực tiếp tác động đến người tiêu dùng nhưng quản trị vật tư có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động Logistics. Bởi không có nguyên vật liệu tốt thì không thể cho ra sản phẩm tốt.

Các hoạt động của quản trị vật tư bao gồm: xác định nhu cầu vật tư; Tìm nguồn cung cấp; Tiến hành mua sắm/thu mua vật tư; Tổ chức vận chuyển; Nhập kho và lưu kho.

Tham khảo:   Thời hạn tín dụng (Credit Period) là gì? Yếu tố ảnh hưởng quyết định

Bảo quản và cung cấp cho người sử dụng; Quản trị hệ thống thông tin có liên quan; Lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho; Tận dụng phế liệu, phế phẩm; Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ quản sản xuất từ bên ngoài.

Vận tải

Nguyên vật liệu, hàng hoá… chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhờ các phương tiện vận tải. Vì thế, vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động Logistics.

Kho bãi

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hoá được lưu kho.

Nội dung của công tác quản trị kho rất phong phú gồm: thiết kế mạng lưới kho (xác định số lượng và qui mô của các kho); Thiết kế và trang bị các thiết bị trong kho; Tổ chức các nghiệp vụ kho: xuất, nhập, lưu kho, bảo quản hàng hoá trong kho.

Quản hệ thống thông tin, sổ sách, số liệu về hoạt động của kho; Tổ chức quản lao động; Tổ chức các công tác bảo hộ và an toàn lao động trong kho.

Quản trị chi phí

Logistics là chuỗi tích hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hoa vị trí và quá trình chu chuyển, dự trữ hàng hoá từ điểm đầu cho đến điểm cuối – người tiêu dùng cuối cùng, nên nếu giảm chi phí tuỳ tiện ở từng hoạt động riêng lẻ, chưa chắc đã đạt được kết quả mong muốn. 

Giữa các hoạt động có liên quan mật thiết với nhau, dẫn đến giảm chi phí ở khâu này có thể làm tăng chi phí ở khâu khác và cuối cùng tổng chi phí không giảm mà còn có thể tăng, đi ngược lại mục đích của quản trị chi phí Logistics.

Tham khảo:   Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong kinh doanh là gì?

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Logistics, PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân, 2006)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo