22. Quản trị kinh doanh

Quản trị rủi ro nhân lực (HR risks management) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Onedio

Quản trị rủi ro nhân lực (HR risks management)

Định nghĩa

Quản trị rủi ro nhân lực trong tiếng Anh là Human Resources risks management, viết tắt là HR risks management. Quản trị rủi ro nhân lực là các hoạt động quản trị rủi ro liên quan đến nhân lực của doanh nghiệp.

Nội dung quản trị rủi ro nhân lực

Quản trị rủi ro nhân lực đề cập đến các đối tượng có liên quan đến tài sản con người của tổ chức. Rủi ro có thể gây tổn thương cho quản lí, nhân viên hay các đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, nhà cung cấp… 

– Thiệt hại trong rủi ro nhân lực có thể xảy ra khi nhân lực trong doanh nghiệp bị thương tật, bị tử vong, khi họ tuổi cao phải về hưu, khi một nhân lực rời bỏ doanh nghiệp…

Tầm quan trọng của quản trị rủi ro nhân lực

– Trong các nguồn lực của tổ chức, nguồn nhân lực luôn là nguồn lực quan trọng nhất. Quản trị rủi ro nhân lực đảm bảo lợi ích cho từng cá nhân và lợi ích chung của doanh nghiệp.

– Tổ chức tồn tại là để phục vụ các nhu cầu của con người chính vì thế nên các rủi ro liên quan đến con người đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động cũng như lợi ích của tổ chức.

Tham khảo:   Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đi sau là gì? Mục tiêu

– Quản trị rủi ro nhân lực được thực hiện theo qui định của Chính phủ cũng như sự ràng buộc với quan hệ công chúng, các tổ chức công đoàn. 

– Quản trị tốt các yếu tố rủi ro liên quan đến con người sẽ mang lại sự ổn định cao cho tổ chức cũng như đem lại cho tổ chức sự phát triển bền vững.

Quá trình quản trị rủi ro nhân lực

(1) Nhận dạng rủi ro nhân lực

– Một số nguồn rủi ro nhân lực:

+ Môi trường vật chất

+ Môi trường xã hội

+ Vấn đề nhận thức

– Phân loại rủi ro nhân lực

+ Rủi ro nhân lực từ nội bộ doanh nghiệp: Đây là các rủi ro xuất phát từ yếu tố con người bên trong tổ chức như các nhân viên, người lao động hay các quản trị viên trong tổ chức.

+ Rủi ro nhân lực từ bên ngoài tổ chức: Đây là các rủi ro được bắt nguồn từ yếu tố con người bên ngoài tổ chức như khách hàng, nhà cung cấp, người cho vay vốn, người vay vốn…

– Một số nguy cơ rủi ro nhân lực: sự tử vong, sức khỏe suy giảm, nghỉ hưu, thất nghiệp…

(2) Phân tích và đo lường rủi ro nhân lực

– Trên cơ sở nhận dạng, nhà quản trị phân tích theo từng loại rủi ro. Có thể chia rủi ro thành hai nhóm: Rủi ro đối với người lao động và rủi ro đối với tổ chức.

Tham khảo:   Nguyên tắc trung bình trong phân bổ chi phí kinh doanh chung là gì?

(3) Đánh giá các tổn thất

Đánh giá tổn thất của người lao động: 

–  Tần số tổn thất: 

+ Tỉ lệ tử vong

+ Sức khỏe yếu kém

+ Tuổi già và hưu trí

+ Tình trạng thất nghiệp

–  Mức độ tổn thất: 

+ Tổn thất thu nhập tiềm năng

+ Sự đáp ứng hoặc ước lượng nhu cầu bị thay đổi

+ Các chi phí có thể sẽ có chiều hướng tăng thêm

Đánh giá tổn thất thực tế của tổ chức: 

+ Do mất người chủ chốt

+ Mất đi khoản tín dụng nào đó

+ Hoạt động bị đình trệ

+ Nguồn nhân lực biến động

+ Tốn thêm chi phí tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo nhân lực mới

+ Chảy máu chất xám

+ Nảy sinh những mâu thuẫn nội bộ

+ Không sử dụng hiệu quả nguồn lực của tổ chức

+ Môi trường làm việc không đảm bảo an toàn lao động

+ Có thể sẽ phát sinh rủi ro pháp trong quá trình tuyển dụng, sử dụng hay sa thải nhân viên…

(4) Kiểm soát các rủi ro nhân lực

Kiểm soát rủi ro nhân lực là việc sử dụng các biện pháp để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất về nhân lực của tổ chức.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị rủi ro, Tổ chức giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo