22. Quản trị kinh doanh

Quyền thương lượng của nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers) là gì?

Hình minh họa

Quyền thương lượng của nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers)

Định nghĩa

Quyền thương lượng của nhà cung cấp trong tiếng Anh là Bargaining power of suppliers

Quyền thương lượng của nhà cung cấp là một trong các yếu tố trong mô hình năm tác lực cạnh tranh của Porter.

Quyền thương lượng của nhà cung cấp hay sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp là hình ảnh phản chiếu quyền thương lượng của khách hàng, liên quan đến việc nhà cung cấp có thể gây áp lực lên các công ty bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hoặc giảm tính sẵn có của các sản phẩm.

Đặc trưng

– Quyền thương lượng của nhà cung cấp ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành, đặc biệt khi có nhiều nhà cung cấp, khi trên thị trường chỉ có một vài nguyên liệu thay thế tốt hoặc chi phí để chuyển đổi nguyên liệu thô đặc biệt cao.

– Quyền thương lượng của các nhà cung cấp giúp xác định sự hấp dẫn của một ngành.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền thương lượng của nhà cung cấp

Có 5 yếu tố chính khi xác định khả năng thương lượng của các nhà cung cấp:

Tham khảo:   Cam kết tình cảm (Affective commitment) của nhân viên là gì?

(1) Số lượng nhà cung cấp liên quan đến người mua

(2) Sự phụ thuộc vào việc bán hàng của nhà cung cấp đối với một người mua cụ thể 

(3) Chi phí chuyển đổi

(4) Tính sẵn có của nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu mua hàng  tức thời

(5) Khả năng hội nhập về phía trước của các nhà cung cấp

Quyền thương lượng của nhà cung cấp trở nên mạnh mẽ khi:

– Chi phí chuyển đổi của người mua cao 

– Nguy cơ hội nhập về phía trước là cao  

– Số lượng nhà cung cấp ít hơn so với người mua 

– Doanh số của nhà cung cấp ít bị phụ thuộc vào một người mua cụ thể 

– Chi phí chuyển đổi của nhà cung cấp thấp

– Sản phẩm thay thế không có sẵn

– Người mua phụ thuộc rất nhiều vào doanh số từ nhà cung cấp

Và ngược lại đối với trường hợp quyền thương lượng của nhà cung cấp yếu.

Liên hệ thực tế

Các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược hội nhập về phía sau để giành quyền kiểm soát hay sở hữu các nhà cung cấp.

Tham khảo:   Kinh doanh khách sạn (Hospitality Industry) là gì?

*Chiến lược hội nhập về phía sau (Backward integration strategy) là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp.

Chiến lược hội nhập về phía sau đặc biệt thích hợp trong trường hợp nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp ở mức giá cao, không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được các yêu cầu nhất định.

(Tài liệu tham khảo: Bargaining Power of Suppliers, CFI)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo