20. Kinh tế học

Sai số (Errors) trong điều tra thống kê là gì? Biện pháp hạn chế sai số

Hình minh họa. Nguồn: softworksgroup

Sai số

Khái niệm

Sai số trong tiếng Anh là errors (statistical errors).

Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thực của hiện tượng nghiên cứu so với trị số của nó mà điều tra thống kê thu được. 

Sai số này làm giảm chất lượng của các cuộc điều tra, ảnh hưởng đến kết quả của tổng hợp và phân tích. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Trong các cuộc điều tra thống kê, người ta cần phải cố gắng hạn chế sai số này.

Các loại sai số 

Căn cứ vào tính chất của các sai số, ta có thể phân biệt hai loại: sai số do đăng kí, ghi chép và sai số do tính đại diện.

Sai số do đăng kí, ghi chép

Sai số này xảy ra đối với mọi cuộc điều tra thống kê. Nó phát sinh do việc đăng kí số liệu ban đầu không chính xác. Nguyên nhân gây ra loại sai số này rất đa dạng, có thể do cân đong, đo, đếm sai, tính toán sai, ghi chép sai, do dụng cụ đo lường không chuẩn xác,… Ta có thể phân chia loại sai số này thành sai số ngẫu nhiên và sai số có hệ thống, do cố ý, có chủ định của người điều tra và người trả lời. 

Sai số ngẫu nhiên là sai số phát sinh một cách tình cờ, không có chủ định, không có bất kì một sự sắp đặt trước nào của người tham gia điều tra (cả người hỏi và người trả lời). Nó xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Loại sai số này chịu sự chi phối của qui luật số lớn, tức là nếu ta điều tra càng nhiều đơn vị, các sai lệch ngẫu nhiên sẽ có khả năng bù trừ, triệt tiêu nhau làm cho sai số chung càng nhỏ. 

Tham khảo:   Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án 1.200 tỷ

Sai số có hệ thống là sai số có chủ định thường xảy ra do chủ định của người điều tra, người trả lời hoặc sai số một cách có hệ thống do lỗi của hệ thống đo lường, hệ thống thang đo được thiết kế không chuẩn xác,…. Loại sai số này không chịu sự chi phối của qui luật số lớn, nên điều tra càng nhiều, khả năng xảy ra sai số sẽ càng lớn. 

Sai số do tính đại diện 

Sai số này chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân là do trong các cuộc điều tra này, người ta chỉ chọn một số đơn vị để điều tra thực tế. Các đơn vị này không đủ đảm bảo đại diện cho toàn bộ tổng thể nên phát sinh sai số, ngay cả trong trường hợp việc lựa chọn số đơn vị để điều tra được thực hiện một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. 

Biện pháp hạn chế sai số

Để đảm bảo các kết quả điều tra đạt độ chính xác cao, cần áp dụng một số biện pháp để hạn chế sai số. 

Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra: thông thường, trong các cuộc điều tra thống kê, công tác chuẩn bị chiếm vị trí rất quan trọng, nó đòi hỏi một sự đầu tư chất xám khá lớn. Công tác chuẩn bị càng chu đáo, tỉ mỉ, thận trọng và chi tiết, đặc biệt là trong việc thiết lập phương án điều tra, xây dựng phiếu điều tra, lựa chọn và tập huấn cán bộ điều tra càng làm tốt, sai số điều tra càng giảm.

Tham khảo:   Hội Thẩm định giá Việt Nam (Viet Nam Valuation Association - VVA) là gì?

Tiến hành kiếm tra có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra: kiểm tra là biện pháp có hiệu quả để sửa chữa, uốn nắn kịp thời các sai lầm có thể mắc phải trong quá trình điều tra. Việc kiểm tra có thể được tiến hành theo nhiều giai đoạn khác nhau. Kiểm tra tính logic của tài liệu, kiểm tra về mặt tính toán, kiểm tra tính đại biểu của đơn vị mẫu (cụ thể trong điều tra chọn mẫu), kiểm tra quá trình nhập số liệu vào máy,…

(Theo Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo