20. Kinh tế học

Sản phẩm du lịch (Tourism Product) là gì? Phân loại và đặc điểm

Sản phẩm du lịch (Tourism Product) là gì? Phân loại và đặc điểm - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: kinhtedothi)

Sản phẩm du lịch 

Khái niệm

Sản phẩm du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Product.

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó.

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hoá) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấo cho du khách hay nó bao gồm các hàng hoá, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hoá du lịch.

Phân loại

Bất kì sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp, do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia cung ứng.

– Sản phẩm đơn lẻ: Là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thoả mãn một nhu cầu cụ thể của khách. 

Tham khảo:   Du lịch liên kết điểm đến (Linked tourism destinations) là gì?

Ví dụ một khách sạn có dịch vụ cho khách du lịch thuê xe tự lái. Các nhà cung ứng có thể là khách sạn, có thể là nhà hàng, có thể là hãng vận chuyển…

– Sản phẩm tổng hợp: Là sản phẩm phải thoả mãn đồng thời một nhóm nhu cầu mong muốn của khách du lịch.

Chẳng hạn chương trình (tour) du lịch trọn gói bao gồm nhiều dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí…

Đặc điểm

Sản phẩm du lịch có đầy đủ 4 đặc điểm của dịch vụ, đó là:

– Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể). Thực ra nó là một kinh nghiệp du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hoá.

– Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.

Tham khảo:   Mô hình đường cầu gãy khúc (Kinked Demand Curve model) là gì?

– Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tổng quan Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, NXB Hà Nội, 2005)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo