24. Kinh doanh thương mại

Tài sản chìm đắm là gì? Xử lí thông tin về tài sản chìm đắm

Tài sản chìm đắm (Sinking Property) (Ảnh: UBND Tỉnh Khánh Hòa)

Tài sản chìm đắm (Sinking Property)

Tài sản chìm đắm – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Sinking Property.

Tài sản chìm đắm bao gồm tàu thuyền, hàng hóa, các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.

Thông tin về tài sản chìm đắm

Trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản chìm đắm

Chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm.

Trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải thông báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo qui định của pháp luật về hải quan. 

Việc cung cấp thông tin có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều phương thức sau: Trực tiếp, điện thoại, fax, email hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

Tham khảo:   Yêu cầu cung cấp thông tin (Request For Information - RFI) là gì? Trường hợp nên sử dụng

Cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm

a) Cảng vụ hàng hải tại khu vực đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;

b) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản đường thủy nội địa tại khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật về đường thủy nội địa đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;

c) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;

d) Cơ quan quân sự tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng;

đ) Cơ quan công an tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực an ninh.

Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền xử lí thông tin

a) Xác nhận về việc tiếp nhận thông tin; kiểm tra và xác minh thông tin đã nhận;

b) Phối hợp hoặc tổ chức bảo quản tài sản bị chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở ngoài vùng nước cảng biển hoặc tuyến đường thủy nội địa thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản chìm đắm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản;

Tham khảo:   Qui tắc thống nhất đối với bảo lãnh nhu cầu (Uniform Rules for Demand Guarantees - URDG) là gì? Đặc điểm của URDG

c) Tổ chức thiết lập báo hiệu cảnh báo, thông báo hàng hải, đường thủy nội địa và điều tiết giao thông nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền. (Theo Nghị định Số: 05//NĐ-CP)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo