09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Tầm nhìn là gì? Sứ mệnh là gì? Ý nghĩa tầm nhìn và sứ mệnh

Từ những doanh nghiệp nhỏ đến các tổ chức phi lợi nhuận, các công ty đều sử dụng những tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn để hướng các hoạt động đi đúng lộ trình, đảm bảo đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn là khả năng nhìn xa trộng rộng, hình dung được bức tranh toàn cảnh rõ nét về tương lai của một tổ chức, cá nhân hay một dự án. Tầm nhìn mô tả về tương lai của doanh nghiệp, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, những thách thức, cơ hội để từ đó đưa ra những quyết định, hành động đúng đắn, tối đa hóa tiềm năng và đạt được thành công trong tương lai.

Tầm nhìn tập trung vào các nguyện vọng và mục tiêu của doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp thay đổi chiến lược, tầm nhìn cũng thường không bị thay đổi. Một tuyên bố tầm nhìn thực tế, đáng tin cậy và hấp dẫn sẽ thu hút nhân viên, cam kết trong công việc và tiếp thêm động lực cho họ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Sứ mệnh là gì?

Sứ mệnh là những nhiệm vụ lớn, quan trọng mà một tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện để mang lại giá trị cho khách hàng, cộng đồng, đạt được mục tiêu trong tầm nhìn. Sứ mệnh giúp doanh nghiệp hiểu rằng, cần làm gì, làm như thế nào và làm cho ai. Khác với tầm nhìn, sứ mệnh mang tính chất ngắn hạn.

Theo Stephen Covey: “Nếu bạn không đặt mục tiêu dựa trên tuyên bố sứ mệnh của mình, bạn có thể đang leo lên nấc thang thành công chỉ để nhận ra rằng, khi lên đến đỉnh, bạn đã đi nhầm tòa nhà.”

Chẳng hạn: Doanh nghiệp X có tầm nhìn trở thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa hàng đầu Việt Nam, sứ mệnh của họ là cung cấp các sản phẩm sữa chất lượng, đa dạng, đúng với nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp X cần đưa ra các hoạt động như nhập khẩu máy móc, mở các chuỗi cửa hàng, phân phối vào các siêu thị, đưa ra các chương trình khuyến mãi,…

Sứ mệnh là những nhiệm vụ lớn, quan trọng mà một tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện

Ý nghĩa của tầm nhìn và sứ mệnh trong doanh nghiệp

Tầm nhìn và sứ mệnh đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể:

  1. Định hướng hoạt động cho lãnh đạo doanh nghiệp
  2. Giúp nhân viên biết được mục đích tồn tại
  3. Tổ chức chặt chẽ

Định hướng hoạt động cho lãnh đạo doanh nghiệp

Tầm nhìn giống như một chiếc la bàn để những nhà lãnh đạo xác định được đích đến cho doanh nghiệp, biết điều gì đang chờ đợi, có khó khăn, thách thức gì, cơ hội ra sao. Đồng thời, tầm nhìn cũng cho phép lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn về hướng đi của doanh nghiệp. Từ đó khi bắt đầu với lộ trình phát triển, doanh nghiệp sẽ có những chuẩn bị kỹ lưỡng để vượt qua những khó khăn, tránh rơi vào khủng hoảng và có mục đích để tuân theo con đường đã chọn.

Giúp nhân viên biết được mục đích tồn tại

Sứ mệnh cho đội ngũ nhân viên biết được mục đích tồn tại của bản thân và của tổ chức. Sứ mệnh được ví như một bản tuyên ngôn, trong đó có những giá trị, ý nghĩa, mục đích phát triển mà doanh nghiệp sẽ mang lại cho khách hàng, cộng đồng, xã hội. Sứ mệnh cũng góp phần cố định mục tiêu và cách thức tiếp cận chúng trong tương lai, đồng thời định hướng cho nhà lãnh đạo những hoạt động cần làm tiếp theo.

Tổ chức chặt chẽ

Tầm nhìn và sứ mệnh cho phép các nhà lãnh đạo phân bổ hiệu quả nguồn lực trong doanh nghiệp, phát triển từng phòng ban theo nhiệm vụ, chuyên môn khác nhau. Nhờ đó cấu thành một tổ chức chặt chẽ, liên kết và chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh còn giúp đánh giá hiệu quả việc triển khai các mục tiêu, dựa trên các tiêu chí như chi phí, thời gian, các con số đạt được.

Tham khảo:   ĐỊNH NGHĨA LẠI VAI TRÒ CỦA CEO

Nên và không nên khi xác định tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp

Nên

  • Tham khảo ý kiến đóng góp từ các bên liên quan như đối tác, khách hàng,… Những lời khuyên trong kinh doanh là một điều tốt, việc khảo sát để xem họ muốn doanh nghiệp làm gì, cách mà họ xác định thành công trong lĩnh vực đó.
  • Hãy làm ngắn gọn, đủ ý và rõ ràng. Một tuyên bố sứ mệnh tốt có thể chỉ gấp đôi khẩu hiệu, điều này khiến nó dễ nhớ hơn cho tất cả mọi người.
  • Hãy đảm bảo nó là duy nhất, khác biệt và độc đáo.

Không nên

  • Đừng đặt bút xuống viết ngay lập tác, hãy tự hỏi bản thân lý do tại sao lại kinh doanh? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở cấp độ nào? Làm sao để có thể khác biệt? Hình ảnh trong mắt khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là gì?
  • Đừng dùng các thuật ngữ khó hiểu, mơ hồ, chung chung, không truyền đi thông điệp rõ ràng.
  • Đừng đặt ra những mục tiêu quá xa vời, không thực tế.

Xác định tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp

  1. Nghiên cứu thị trường
  2. Xác định rõ giá trị doanh nghiệp mang lại cho khách hàng
  3. Vận dụng sự sáng tạo và brainstorming ý tưởng
  4. Ban hành, lắng nghe và sửa đổi 

Nghiên cứu thị trường

Thị trường, xã hội có ảnh hưởng sâu sắc tới tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu với việc thành lập một doanh nghiệp mới, hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Doanh nghiệp cần trả lời cho câu hỏi sau: 

  • Sản phẩm của doanh nghiệp là gì, có phù hợp, có giải quyết được “nỗi đau” của khách hàng mục tiêu không?
  • Sản phẩm này phù hợp với nhu cầu nào của khách hàng?
  • Tại sao khách hàng phải chọn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp? Doanh nghiệp sẽ mang đến những giá trị gì?

Xu hướng thị trường, kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục, chính vì vậy, việc nghiên cứu này sẽ là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng, xác định được đúng lộ trình của mình trong tương lai.

>> Tham khảo: Chiến lược thâm nhập thị trường

Xác định rõ giá trị doanh nghiệp mang lại cho khách hàng

Sau khi đã nghiên cứu và có cái nhìn tổng quát về thị trường, lãnh đạo doanh nghiệp cần định hình những giá trị tốt nhất mà mình mang lại cho khách hàng. Khi xác định tầm nhìn, nhà lãnh đạo cần phác họa bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp trong thời gian nhất định, có thể là 10 năm, 15 năm.

Khi xác định sứ mệnh, đừng chỉ tập trung nói về những thế mạnh nổi trội của doanh nghiệp. Khách hàng ngày nay yêu cầu cao hơn, khó tính hơn trong việc lựa chọn, chính vì vậy mà họ sẽ không có thiện cảm gì với những thứ hào nhoáng, màu mè bên ngoài nhưng bên trong lại không có gì khác biệt. Đặc biệt là những doanh nghiệp Startup, hãy khiêm tốn khi nói về doanh nghiệp, đồng thời nỗ lực tìm kiếm sự mới mẻ, độc đáo, khác với những gì mà thị trường đang làm hiện tại.

Vận dụng sự sáng tạo và brainstorming ý tưởng

Đặc biệt là doanh nghiệp trẻ, quá trình xác định được tầm nhìn, sứ mệnh sẽ không hề dễ dàng. Song điều họ có thể làm đó chính là sáng tạo, độc đáo và mới lạ dựa vào phương pháp brainstorming. Thế hệ genZ đang tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động, doanh nghiệp có thể tận dụng những bộ óc sáng tạo này để xác định tầm nhìn, sứ mệnh. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, chỉn chu, giữ một hình ảnh tích cực trên thị trường.

Tiếp theo, bắt đầu đưa ra những ý tưởng, trình bày rõ ràng và có những lý giải cặn kẽ đến tất cả mọi người trong công ty. Họ cần phải tham gia, hiểu rõ nhất về tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, bởi điều này sẽ là nền tảng quyết định cho mọi thành công trong tương lai.

Tham khảo:   Mô hình Lãnh đạo Tình huống của Ken Blanchard

Ban hành, lắng nghe và sửa đổi 

Khi đã có sự đồng thuận từ những thành viên trong công ty, doanh nghiệp nên ban hành thông tin với tất cả mọi người. Có thể thông qua truyền thông, báo chí,… để họ đều có thể lắng nghe, hiểu được những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Sau một thời gian với sự trải nghiệm của khách hàng, những góp ý từ những người tiếp nhận thì doanh nghiệp cần đưa ra những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Mọi hoạt động trong tập thể nên nên dựa vào sự lắng nghe, chia sẻ, phát triển trên tinh thần tư duy đổi mới, phản biện, thảo luận, góp ý,… để tầm nhìn và sứ mệnh trở nên vững chắc hơn.

Phân biệt tầm nhìn và sứ mệnh

So sánh

Tầm nhìn

Sứ mệnh

Vai trò

Giúp xác định hướng đi, lộ trình của doanh nghiệp. Khẳng định giá trị, mục đích tồn tại của doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp xác định cách để đi đến nơi mà mình muốn. Tìm ra được mục tiêu, khẳng định giá trị cho doanh nghiệp

Chức năng

Cho doanh nghiệp thấy được mình sẽ ở đâu trong tương lai. Thúc đẩy nỗ lực làm việc để đạt được mục tiêu, đồng thời giúp hiểu được lý do cần làm việc hết mình

Giúp doanh nghiệp xác định được những mục tiêu, từ đó biết mình phải làm gì để đạt được mục tiêu và tiến tới thành công

Tính chất

Là động cơ để lý giải về sự tồn tại của doanh nghiệp, nếu không thực sự cần thiết, đừng nên thay đổi tầm nhìn

Các nhà lãnh đạo có thể thay đổi sứ mệnh để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng tầm nhìn bám sát giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng như nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng

Thời gian

Hướng đến bức tranh toàn cảnh trong tương lai

Tập trung vào hiện tại

Trả lời cho câu hỏi

Doanh nghiệp sẽ đi đến đâu? Sẽ ở đâu trong tương lai?

Làm gì để thành công? Làm gì để khác biệt và phù hợp?

Mối liên kết giữa văn hóa doanh nghiệp với tầm nhìn và sứ mệnh

Mối liên kết giữa văn hóa doanh nghiệp và tầm nhìn, sứ mệnh của một tổ chức là rất chặt chẽ. Mối liên kết này giúp đảm bảo rằng tổ chức hoạt động theo hướng hướng tới tầm nhìn và thực hiện sứ mệnh của mình một cách hiệu quả, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc đáng tin cậy và tạo động viên cho nhân viên để họ đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức.

Tầm nhìn và Văn hóa doanh nghiệp

Tầm nhìn của doanh nghiệp là mục tiêu tương lai mà tổ chức muốn đạt được. Văn hóa doanh nghiệp là cách tổ chức hoạt động và cách mà nhân viên tương tác trong quá trình làm việc. Tầm nhìn và văn hóa doanh nghiệp thường phải phù hợp và đồng nhất với nhau. Văn hóa doanh nghiệp có thể hình thành và ủng hộ việc đạt được tầm nhìn bằng cách tạo ra môi trường làm việc thích hợp cho việc thực hiện tầm nhìn.

Sứ mệnh và Văn hóa doanh Nghiệp

Sứ mệnh của doanh nghiệp là lý do tồn tại của tổ chức và mục tiêu cốt lõi của nó. Văn hóa doanh nghiệp phải phản ánh và hỗ trợ sứ mệnh bằng cách đảm bảo rằng các hoạt động và quyết định hàng ngày tuân theo sứ mệnh này. Văn hóa doanh nghiệp cũng có thể thể hiện giá trị và đạo đức cốt lõi mà sứ mệnh đại diện.

Tầm nhìn, Sứ mệnh và Văn hóa như một hệ thống

Tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp tạo nên một hệ thống liên kết. Tầm nhìn thúc đẩy văn hóa bằng cách cung cấp một mục tiêu dài hạn cho tổ chức. Sứ mệnh định hình văn hóa bằng cách xác định “lý do” tồn tại của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh bằng cách định hình hành vi, giá trị và quyết định hàng ngày của nhân viên.

Tham khảo:   4 chức năng quản trị doanh nghiệp của Nhà quản trị

Quản lý và Đào tạo

Lãnh đạo và quản lý trong tổ chức có trách nhiệm xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp liên quan đến tầm nhìn và sứ mệnh. Họ cần đảm bảo rằng văn hóa được thúc đẩy và duy trì thông qua đào tạo, thúc đẩy và ví dụ về hành vi.

Một số câu hỏi thường gặp về tầm nhìn và sứ mệnh

  1. Tại sao tầm nhìn và sứ mệnh luôn đi cùng nhau? 
  2. Tầm nhìn hay sứ mệnh có trước?
  3. Tầm nhìn và sứ mệnh cái nào quan trọng hơn?

Tại sao tầm nhìn và sứ mệnh luôn đi cùng nhau? 

Tầm nhìn và sứ mệnh là hai khái niệm quan trọng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau, bởi vì để đạt được tầm nhìn, tổ chức, doanh nghiệp cần có một sứ mệnh rõ ràng để định hướng hành động và đạt được mục tiêu. Sứ mệnh thì cần phải phản ánh tầm nhìn của tổ chức, doanh nghiệp để giúp đạt được mục tiêu đó.

Chính vì vậy, tầm nhìn và sứ mệnh luôn đi cùng nhau để tạo ra một khung hình tổng thể và giúp tổ chức, doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững, đóng góp giá trị cho xã hội, cộng đồng.

Tầm nhìn hay sứ mệnh có trước?

Với những doanh nghiệp mới thành lập, thì tầm nhìn sẽ được xác định trước để dẫn dắt sứ mệnh và phần còn lại của chiến lược theo đó. Với những doanh nghiệp đã thành lập lâu và có sẵn sứ mệnh, thường thì sứ mệnh sẽ dẫn dắt tầm nhìn và phần còn lại của kế hoạch chiến lược cho tương lai.

Tầm nhìn và sứ mệnh cái nào quan trọng hơn?

Tầm nhìn và sứ mệnh là hai yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch cho tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, không thể nói rằng tầm nhìn hay sứ mệnh quan trọng hơn vì cả hai đều có tầm ảnh hưởng lớn tới sự thành công của doanh nghiệp.

Tầm nhìn giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức hoặc doanh nghiệp trong tương lai, tạo động lực cho nhân viên và giúp thu hút các đối tác và khách hàng. Trong khi đó, sứ mệnh là một tuyên bố ngắn gọn, giải thích lý do tồn tại của tổ chức, doanh nghiệp và nhiệm vụ chính mà nó đang thực hiện.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo