28. Quản Trị Marketing

Thị trường mục tiêu (Target Market) là gì? Đặc điểm của đoạn thị trường mục tiêu

Hình minh họa (Nguồn: BongSenMedia)

Thị trường mục tiêu (Target Market)

Khái niệm

Thị trường mục tiêu trong tiếng Anh gọi là Target Market.

Thị trường mục tiêu là những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khác biệt, có điều kiện phục vụ tốt nhất và có khả năng thu được lợi nhuận cao nhất.

Đặc điểm của đoạn thị trường mục tiêu

Qui mô đoạn thị trường phù hợp với khả năng nguồn doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng cao, vững chắc. Những thị trường có qui mô lớn và tốc độ tăng trưởng cao thường hấp dẫn công ty lớn. Ngược lại các công ty nhỏ thường quan tâm đến đoạn thị trường có qui mô nhỏ nhưng lại có tiềm năng phát triển.

Điều kiện kinh doanh trên đoạn thị trường thuận lợi. Do các đoạn thị trường có điều kiện kinh doanh khác nhau. Vì vậy, đây là căn cứ quan trong để doanh nghiệp so sánh lựa chọn giữa các đoạn thị trường. 

Nhà quản trị cần sử dụng các bảng so sánh năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chính trên đoạn thị trường và các ma trận phân tích. Luật pháp và các yếu tố vĩ mô cũng ảnh hưởng lớn đến việc khai thác một đoạn thị trường.

Tham khảo:   Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch là gì? Nhân tố ảnh hưởng

Mục tiêu và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu đầu tư khai thác đoạn thị trường tiềm năng. Doanh nghiệp không thể chọn những đoạn thị trường vượt quá khả năng của mình hoặc quá xa với mục tiêu đặt ra.

Nhà quản trị marketing phải đứng trước 4 khả năng có thể thay thế nhau khi lựa chọn thị trường mục tiêu.

Thứ nhất, công ty có thể quyết định không xâm nhập vào thị trường hoặc rút lui khỏi thị trường. Ví dụ, khi nhà quản trị marketing phân tích kết quả phân đoạn có thể thấy rằng chưa có một đoạn thị trường độc lập chắc chắn nào cho sản phẩm của công ty.

Thứ hai, công ty có thể quyết định không phân đoạn, trở thành công ty làm marketing sản phẩm đại trà có nghĩa là áp dụng phương thức marketing không phân biệt.

Thứ ba, là doanh nghiệp có thể quyết định tập trung nỗ lực marketing vào một đoạn thị trường mục tiêu duy nhất. Đây là phương thức marketing tập trung với các chính sách và biện pháp marketing phục vụ riêng một nhóm khách hàng.

Thứ tư, là doanh nghiệp có thể làm marketing phân biệt nhằm khai thác một số đoạn thị trường và hoạch định chính sách marketing-mix riêng cho mỗi đoạn. Các đoạn thị trường được chọn có thể theo 3 cách:

Tham khảo:   Tâm Lý Khách Hàng Là Gì? Áp Dụng Điểm Chạm Tâm Lý Khách Hàng Để Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng

Chuyên môn hóa sản phẩm: Nghĩa là doanh nghiệp phát triển và chào bán ra thị trường một loại sản phẩm và bán cho nhiều đối tượng khách hàng.

Chuyển hóa thị trường: Nghĩa là doanh nghiệp phát triển và chào bán nhiều chủng loại sản phẩm cho cùng một đối tượng khách hàng.

Chuyên môn hóa tuyển chọn: Doanh nghiệp có thể chọn một số thị trường khác nhau về cả sản phẩm và khách hàng. 

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo