20. Kinh tế học

Thị trường ngách (Niche market) là gì? Các bước tạo ra thị trường ngách

Hình minh hoạ (Nguồn: jumpsMasterskillsr)

Thị trường ngách

Khái niệm

Thị trường ngách trong tiếng Anh được gọi là Niche market.

Thị trường ngách là thị trường con của một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nhưng nhắm tới số khách hàng có nhu cầu hẹp hơn hay độc đáo hơn. Ví dụ trong thị trường xe hơi, có một thị trường ngách các loại xe phục vụ trang từ xe cổ. (Theo nguyentandung.org)

Thị trường ngách là một phần rất nhỏ của thị trường lớn. Những doanh nghiệp theo đuổi thị trường tìm cho mình phần lớn trong một thị trường nhỏ, thay vì một phần nhỏ trong thị trường lớn. Thị trường ngách nhắm đến một nhóm đối tượng, phân khúc thị trường nhất định. (Theo adsplus)

7 bước dưới đây sẽ giúp bạn tạo ra một thị trường ngách tốt

– Viết ra một danh sách những điều bạn mong muốn

Bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ của mình cho ai? Việc liệt kê này càng cụ thể càng tốt. Hãy nhận dạng khu vực địa bạn muốn bắt đầu và hình thức khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ của mình.

– Tập trung

Hãy xác định rõ ràng bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ gì, và nhớ rằng: Thứ nhất, bạn không thể bán tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người; thứ hai, thị trường mục tiêu càng hẹp càng tốt.

– Hãy mô tả thế giới bằng con mắt của khách hàng

Tham khảo:   Chính sách thu hẹp (Contractionary Policy) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Khi bạn nhìn vào mọi thứ xung quanh từ góc độ của những khách hàng tiềm năng, bạn có thể nhận dạng được nhu cầu hoặc mong muốn của họ.

Cách tốt nhất để làm việc này chính là hãy nói chuyện với những khách hàng tiềm năng, và phát hiện cũng như phân tích những mối quan tâm chính của họ là gì.

– Tăng tốc

Đây là giai đoạn thị trường ngách của bạn bắt đầu “hình thành” khi những ý tưởng của bạn, cộng với những nhu cầu và mong muốn của khách hàng hợp nhất, tạo ra một điều gì đó mới. 

Một thị trường ngách tốt sẽ có 5 đặc điểm như sau:

+ Nó dẫn bạn tới nơi bạn muốn – nói cách khác, nó phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.

+ Ai đó cũng muốn nó – “ai đó” ở đây chính là khách hàng.

+ Nó được chuẩn bị một cách cẩn trọng.

+ Nó là duy nhất.

+ Nó không ngừng phát triển, và cho phép bạn tạo ra những cơ hội lợi nhuận khác nhau nhưng vẫn giữ được yếu tố kinh doanh cốt lõi, từ đó, đảm bảo thành công dài lâu.

– Đánh giá

Đã đến lúc đánh giá những sản phẩm/dịch vụ bạn định khởi nghiệp bằng những tiêu chí được đề cập trong bước 4.

Nếu bạn nhận ra rằng thị trường ngách bạn hướng tới đòi hỏi bạn phải đi đi lại lại nhiều, trong khi bạn lại không phải là người thích di chuyển, thì việc này có nghĩa rằng thị trường ngách đó chưa đáp ứng tất cả những tiêu chí trên – và nó sẽ không thể dẫn bạn đến nơi bạn muốn. 

Tham khảo:   Kinh tế học thực nghiệm (Experimental Economics) là gì?

Do vậy, đừng ngại ngần bỏ qua nó, và tiếp tục với những ý tưởng tiếp theo.

– Thử nghiệm

Một khi đã có sự ăn khớp giữa thị trường ngách và sản phẩm của mình, bạn hãy thử bán nó ra thị trường. 

Hãy cho mọi người cơ hội mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn ngoài thị trường thực tế. Điều này có thể thực hiện bằng cách tung ra các sản phẩm mẫu, thông qua buổi seminar hay qua các thư giới thiệu…

Cần nhớ, việc thử nghiệm không nên tiêu tốn nhiều tiền của bạn.

– Tiến hành

Đã đến lúc triển khai ý tưởng của bạn. Với rất nhiều người khởi nghiệp, đây là giai đoạn khó khăn và thách thức nhất. Nhưng bạn đừng sợ: Nếu như bạn đã “làm bài tập về nhà một cách đầy đủ”, việc gia nhập thị trường sẽ là một bài tập mạo hiểm có tính toán, chứ không phải bạn đang đánh bạc.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Tài chính, Cơ quan thông tin của Bộ Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo