22. Quản trị kinh doanh

Thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler (Fiedler’s Contingency Theory of Leadership) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: expertprogrammanagement)

Thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler trong nghệ thuật lãnh đạo

Khái niệm

Thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler trong tiếng Anh được gọi là Fiedler’s Contingency Theory of Leadership.

Một trong những thuyết theo tình huống được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và được biết đến nhiều nhất được đưa ra vào những năm 1960 là thuyết của Fred Fiedler còn được gọi là thuyết ngẫu nhiên. 

Thuyết ngẫu nhiên cho rằng việc thực hiện nhiệm vụ của nhóm phụ thuộc vào sự tương tác giữa phong cách lãnh đạo và mức độ thuận lợi (hay bất lợi) của tình huống. 

Fred Fiedler và các cộng sự đã theo đuổi việc nhận dạng định hướng lãnh đạo riêng của người lãnh đạo và xác định các nhân tố tình huống ảnh hưởng đến sự lãnh đạo.

Các định hướng lãnh đạo

Trước hết, về phong cách lãnh đạo, Fred Fiedler cho rằng có thể có hai định hướng lãnh đạo: Định hướng nhiệm vụ và Định hướng quan hệ.

– Người lãnh đạo có định hướng quan hệ là người quan tâm đến những người khác, chú trọng đến các quan hệ con người, nhạy cảm với cảm xúc của những người khác và quan tâm đến việc tạo điều kiện cho người dưới quyền tham gia giải quyết các vấn đề của nhóm, tổ chức.

Tham khảo:   Mô hình tổ chức theo chức năng (Functional organizational structure) là gì? Ưu và nhược điểm

– Người lãnh đạo có định hướng nhiệm vụ chú trọng vào việc chỉ đạo công việc cho người dưới quyền, quan tâm đến cấu trúc công việc, là người định hướng mục tiêu và quan tâm cao đến hiệu suất.

Từ việc xác định hai hướng lãnh đạo, Fred Fiedler cho rằng hiệu quả của định hướng nhiệm vụ hay định hướng quan hệ là phụ thuộc vào mức độ thuận lợi hay bất lợi của tình huống. 

Trong một số tình huống, người lãnh đạo có định hướng nhiệm vụ là người thành công, trong một số tình huống khác thì người lãnh đạo có định hướng quan hệ sẽ thành công. 

Mức độ thuận lợi hay bất lợi của tình huống

Mức độ thuận lợi hay bất lợi của tình huống được xác định bởi ba yếu tố: 

– Quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền là tốt hay xấu

– Cấu trúc nhiệm vụ là cao hay thấp

– Quyền lực chính thức của người lãnh đạo là mạnh hay yếu

Yếu tố được xem là quan trọng nhất trong việc xác định mức độ thuận lợi của tình huống là:

– Quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền. Quan hệ này được xác định bởi những đặc tính như sự thân thiện, sự hài lòng, bầu không khí làm việc của nhóm.

Tham khảo:   Tiêu chuẩn ISO/IEC 22301: là gì?

– Yếu tố quan trọng thứ hai là cấu trúc nhiệm vụ được xác định bằng bốn biến số của cấu trúc nhiệm vụ: Mục tiêu có rõ ràng hay không? Những cách thức để đạt đến mục tiêu rõ ràng và cụ thể hay không? Quyết định có rõ ràng và chính xác hay không? Quyết định có cụ thể và có nét riêng hay không?

– Yếu tố thứ ba xác định tình huống là quyền lực chính thức của người lãnh đạo được xác định bằng khả năng của người lãnh đạo trong việc đưa ra phần thưởng, khả năng giao nhiệm vụ cho người dưới quyền, khả năng kiểm soát thông tin.

(Tài liệu tham khảo: Thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler trong nghệ thuật lãnh đạo, Đại học Duy Tân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo