22. Quản trị kinh doanh

Thuyết đường dẫn đến mục tiêu (Path – Goal Theory) của người lãnh đạo là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: teamworkandleadership)

Thuyết đường dẫn đến mục tiêu của người lãnh đạo

Khái niệm

Thuyết đường dẫn đến mục tiêu trong tiếng Anh được gọi là Path – Goal Theory.

Thuyết đường dẫn đến mục tiêu được phát triển để giải thích cách thức mà hành vi của người lãnh đạo ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và thực hiện nhiệm vụ của người dưới quyền. 

Thuyết đường dẫn đến mục tiêu quan tâm đến việc nâng cao động cơ (tăng cường mức độ động viên) của người dưới quyền và cho rằng người lãnh đạo có hiệu quả có thể nâng cao động cơ của người dưới quyền bằng cách:

– Làm cho người dưới quyền nhận thức rõ các mục tiêu của công việc

– Gắn chặt các phần thưởng có ý nghĩa với việc đạt được các mục tiêu

– Giải thích một cách rõ ràng, cách thức mà các mục tiêu và những phần thưởng mong đợi có thể đạt được

Những người theo thuyết này xem việc động viên nhân viên là con đường lãnh đạo có hiệu quả và cho rằng người lãnh đạo có thể động viên người dưới quyền bằng cách đưa ra các mục tiêu rõ ràng và các khuyến khích có ý nghĩa (đủ lớn) cho việc đạt đến mục tiêu.

Theo thuyết đường dẫn đến mục tiêu, người lãnh đạo có thể động viên người dưới quyền bằng việc hoàn thiện các hình thức phân phối thu nhập cho người lao động để đạt đến các mục tiêu tổ chức, làm giảm các trở ngại, khó khăn trong quá trình đạt đến mục tiêu và làm tăng tính cơ hội trong quá trình làm thỏa mãn các cá nhân.

Tham khảo:   Giá chấp nhận (Reservation price) trong thương lượng là gì?

Đặc tính của cá nhân người lao động là khác nhau, sức ép của môi trường làm việc là khác nhau và nhu cầu của người lao động cũng rất khác nhau trong những tình thế khác nhau. 

Các phong cách lãnh đạo 

Vì thế muốn thành công người lãnh đạo phải dựa theo những phong cách phù hợp. Những người theo thuyết này cũng đưa ra bốn phong cách lãnh đạo (Hourse, R.J, & Mitchell, T.R ( 1974) “Path –Goal Theory Of Leadership”) chính, đó là:

– Phong cách chỉ đạo (Directive Leadership): Giải thích cho rằng những người dưới quyền về những điều mà người lãnh đạo mong đợi ở họ. Người lãnh đạo đưa ra những chỉ dẫn, luật lệ, kế hoạch và tiêu chuẩn cụ thể.

– Phong cách hỗ trợ (Supportive Leadership): Đối xử công bằng với những người dưới quyền trong một sự thân thiện trong khi theo đuổi sự hoàn thiện các hoạt động của họ. Quan tâm đến các nhu cầu của người dưới quyền, khuyến khích tạo ra bầu không khí hợp tác và thân thiện.

– Phong cách tham gia (Participative Leadership): Tham vấn với những người dưới quyền, theo đuổi những đề nghị của họ và quan tâm đặc biệt đến những đề nghị đó khi đưa ra quyết định.

Tham khảo:   Hoạt động bán hàng (Sales activities) là gì? Mục đích và nội dung của tổ chức hoạt động bán hàng

– Phong cách định hướng thành tựu (Achievement-Oriented Leadership): Đây là phát hiện mới của thuyết đường dẫn mục tiêu. Người lãnh đạo đặt ra những mục tiêu cao mang tính thách thức, tập trung chú ý cho việc thực hiện thật tốt công việc. 

Tiếp tục theo đuổi việc hoàn thiện các hoạt động trong khi duy trì mức độ cao sự tự tin của người lao động và trân trọng người lao động khi họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Là thuyết theo quan điểm tình huống, thuyết đường dẫn đến mục tiêu cho rằng ảnh hưởng của hành vi của người lãnh đạo lên sự thỏa mãn và những nỗ lực của người dưới quyền phụ thuộc vào tình huống, bao gồm đặc tính của nhiệm vụ và đặc tính của người dưới quyền. 

Những nhân tố này xác định cả tiềm năng của việc động viên và cách thức theo đó người lãnh đạo có thể hành động để làm tăng động viên. Những đặc tính tình huống này cũng bao gồm những sở thích của người dưới quyền đối với những phong cách lãnh đạo cụ thể của người lãnh đạo.  

(Tài liệu tham khảo: Thuyết đường dẫn đến mục tiêu của người lãnh đạo, Đại học Duy Tân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo