23. Chứng khoán

Thuyết tổng khối lượng bán khống (Short-Interest Theory) là gì? Đặc điểm và Ví dụ

Hình minh họa. Nguồn: Shortsight.com

Thuyết tổng khối lượng bán khống

Khái niệm

Thuyết tổng khối lượng bán khống trong tiếng Anh là Short-Interest Theory.

Thuyết tổng khối lượng bán khống là lí thuyết cho rằng tỉ lệ bán khống cao là một chỉ báo cổ phiếu sẽ tăng giá. Do đó, những người theo lí thuyết này sẽ tìm mua các cổ phiếu được bán khống nhiều và kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá dự kiến của các cổ phiếu này.       

Cách tiếp cận này đi ngược lại với quan điểm phổ biến của hầu hết các nhà đầu tư, những người coi việc bán khống là một dấu hiệu cho thấy cổ phiếu được bán khống nhiều thì sẽ có khả năng giảm giá. 

Do đó, thuyết tổng khối lượng bán khống có thể được xem như một cách tiếp cận trái ngược với đầu tư thông thường. 

Đặc điểm Thuyết tổng khối lượng bán khống

Thuyết tổng khối lượng bán khống dựa trên cơ chế bán khống. Khi các nhà đầu tư bán khống một cổ phiếu, họ vay cổ phiếu đó từ một nhà môi giới và sau đó bán ngay để lấy lợi nhuận. 

Khi người môi giới yêu cầu được hoàn trả, nhà đầu tư phải làm như vậy bằng cách mua cổ phiếu trên thị trường mở và trả lại số cổ phiếu đó cho người môi giới.   

Người bán khống sẽ kiếm được lợi nhuận nếu giá cổ phiếu họ bán khống giảm sau khi họ bán cổ phiếu. Trường hợp này, người bán khống có thể mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn và trả lại cho nhà môi giới, bỏ túi phần chênh lệch là lợi nhuận.    

Tham khảo:   Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp thương mại (CMBS) là gì? Cách thức hoạt động

Tuy nhiên, nếu cổ phiếu tăng giá sau đợt bán khống, nhà đầu tư sẽ phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn và dẫn đến thua lỗ.

Nếu có nhiều người bán khống cổ phiếu và quan sát thấy giá của cổ phiếu đó đang dần tăng lên, họ có thể rơi vào hoảng loạn và cố gắng mua lại cổ phiếu để hạn chế rủi ro rằng giá cổ phiếu sẽ còn tăng hơn nữa. 

Tình trạng mua hoảng loạn này được gọi là hiện tượng bán non (short squeeze).  

Thuyết tổng khối lượng bán khống ủng hộ việc tìm cách thu lợi từ những tình huống khó bán này. 

Những người theo thuyết tổng khối lượng bán khống tin rằng các cổ phiếu được bán khống nhiều có khả năng sẽ tăng giá vì người bán khống có thể bị buộc phải mua cổ phiếu với khối lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn. 

Hiện tượng mua này được gọi là mua bù thiếu hoặc mua lấp trống (short covering).  

Tỉ lệ bán khống (SIR)

Một cách tiếp cận khác sử dụng tỉ lệ bán khống để xác định cổ phiếu có tiềm năng tăng giá cổ phiếu là tỉ lệ bán khống (SIR). 

SIR là tỉ lệ cổ phiếu được bán khống so với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày (ADTV). 

Ví dụ: nếu công ty XYZ có một triệu cổ phiếu được bán khống và ADTV là 500.000 cổ phiếu, thì SIR của nó bằng 1.000.000/500.000 = 2. Có nghĩa là về mặt lí thuyết sẽ mất ít nhất hai ngày giao dịch đầy đủ cho những người bán khống trong XYZ để mua lại để trả các vị thế bán của họ.    

Tham khảo:   Chỉ số thị trường (Market Indicators) là gì? Đặc điểm

Các nhà đầu tư có thể sử dụng SIR để nhanh chóng biết được mức độ bán khống của cổ phiếu một công ty. 

Đối với những người theo thuyết tổng khối lượng bán khống, SIR có thể được sử dụng để xác định công ty nào có mức tăng giá tiềm năng nhất.   

Ví dụ thực tế về Thuyết tổng khối lượng bán khống 

Công ty A có 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành và 2,5 triệu cổ phiếu đã bị bán khống, thì tỉ lệ bán khống là 5%. Công ty B có 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành, trong đó 10 triệu cổ phiếu đã bị bán khống, tỉ lệ bán khống là 25%.   

Theo thuyết tổng khối lượng bán khống, cổ phiếu công ty B có xác suất tăng giá cao hơn cổ phiếu công ty A với gải định rằng các cổ phiếu này giống hệt nhau.

Điều này là do cổ phiếu công ty B có nhiều khả năng xảy ra hiện tượng mua bù thiếu, là kết quả của hiện tượng bán non.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo