Các triết lý marketing đề cập đến một thuật ngữ rộng bao gồm các cách tiếp cận khác nhau để promote sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Trong bài viết dưới đây, Masterskills sẽ chia sẻ đến bạn 5 triết lý marketing phổ biến hiện nay, cùng theo dõi nhé.
1. 5 triết lý marketing
1.1 Triết lý sản xuất
Triết lý sản xuất dựa trên quan điểm rằng khách hàng ưa thích sản phẩm có giá rẻ, sẵn hàng, có thể mua bất kỳ lúc nào, v.v. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung vào việc sản xuất hàng loạt nhằm tối ưu chi phí.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng lên, khi nhu cầu của người tiêu dùng thấp hơn so với lượng cung của thị trường.
Trong triết lý sản xuất, giả sử khách hàng biết rằng giá cả có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhưng họ vẫn chấp nhận.
1.2 Triết lý sản phẩm
Triết lý sản phẩm được hình thành dựa trên quan điểm, khách hàng luôn mong muốn tìm mua một sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung vào quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mà không chú trọng đến số lượng thành phẩm, thậm chí tạo ra sự khan hiếm của sản phẩm.
Triết lý này được áp dụng trong các ngành hàng xa xỉ, như thương hiệu Hermes Birkin, Roll Royce, v.v.
Triết lý sản phẩm cũng phù hợp với các ngành công nghệ thông tin, do yêu cầu nâng cấp và cải tiến mỗi ngày.
1.3 Triết lý bán hàng
Triết lý bán hàng dựa trên quan điểm, khách hàng thích các chương trình giảm giá, khuyến mãi, v.v. Triết lý này tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cảm xúc nhất thời của khách hàng, mà không quan tâm đến trải nghiệm mua hàng, hay chất lượng sản phẩm.
Chẳng hạn, khách hàng quyết định mua một sản phẩm A bất kỳ, chỉ vì sản phẩm này mua 1 tặng 1, mà không hề quan tâm đến việc sản phẩm có đáp ứng nhu cầu của bản thân hay không.
Triết lý bán hàng cũng cho rằng, một đội ngũ bán hàng giỏi có thể bán được bất kỳ sản phẩm nào. Có thể nói, triết lý bán hàng đang được thấy rất rõ trên các sàn thương mại điện tử, khi các nhà bán hàng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích người mua.
1.4 Triết lý marketing
Đây là triết lý có tư tưởng tiệm cận nhất với marketing hiện đại. Triết lý marketing được hình thành dựa trên quan điểm, khách hàng cần được đặt vào trung tâm trong mọi hoạt động marketing.
Các hoạt động marketing của doanh nghiệp, trước – trong – sau bán hàng đều hướng đến mục tiêu làm hài lòng khách hàng.
Hiện nay, triết lý marketing được áp dụng phổ biến, bởi triết lý này giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo doanh thu và sự phát triển bền vững của mình.
1.5 Triết lý marketing xã hội
triết lý marketing xã hội là gì? Triết lý marketing xã hội đề cập đến việc ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo lợi ích của môi trường xung quanh. Triết lý này đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để thu hút các khách hàng có chung lý tưởng, qua đó gia tăng mức độ gắn kết giữa công chúng và thương hiệu.
Ví dụ về triết lý marketing xã hội có thể kể đến thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon, thương hiệu ống hút cỏ bàng Green Joy, v.v.
2. Ưu điểm và hạn chế của từng triết lý marketing
Triết lý | Ưu điểm | Hạn chế |
Giá cả hàng hóa rẻKhách hàng có thể dễ dàng mua sắm sản phẩmTận dụng lợi thế về quy mô sản xuất để tối ưu chi phí | Nguy cơ rất đến tồn kho caoĐánh mất tệp khách hàng quan tâm đến chất lượng sản phẩm Khó đáp ứng những yêu cầu cao về sản phẩmSản phẩm chỉ được chú trọng về số lượng, ít quan tâm đến chất lượng | |
Sản phẩm | Tạo ra sản phẩm có chất lượng caoXây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt công chúng | Sản phẩm vượt quá nhu cầu hoặc khả năng chi trả của khách hàng |
Bán hàng | Kích thích khách hàng mua sắm sản phẩmMang đến hiệu quả nhanh chóng | Tạo cho khách hàng một thói quen chỉ mua hàng khi có giảm giá, khuyến mãiKhông mang lại hiệu quả bền vững |
Marketing | Chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp | Việc duy trì sự hài lòng của khách hàng có thể phát sinh nhiều chi phí, và gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệpBỏ quên các yếu tố liên quan đến môi trường sống, xã hội |
Marketing xã hội | Chiến lược phát triển bền vững hơn cho doanh nghiệp và xã hội | Có thể gây tốn kém chi phí |
3. Đâu là triết lý marketing tốt nhất?
Doanh nghiệp dựa trên mô hình kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ, và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng cụ thể để lựa chọn triết lý marketing phù hợp.
Mỗi triết lý đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Do đó, rất khó để có thể áp dụng một kiểu triết lý marketing cho tất cả các mô hình kinh doanh.
Nếu bạn mong muốn xây dựng một doanh nghiệp bền vững, bạn cần quan tâm đến nhu cầu của khách hàng.
Trong bối cảnh tiêu dùng như hiện nay, bạn cần đảm bảo hoạt động kinh doanh có đạo đức, sản phẩm thân thiện với môi trường và phải giải quyết được nhu cầu thực sự của khách hàng.
Bằng việc kết hợp các triết lý marketing và marketing xã hội vào chiến lược marketing, bạn sẽ thiết lập một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về 5 triết lý marketing mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích và có thể phân biệt 5 triết lý marketing.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.