23. Chứng khoán

Tín dụng cộng dồn (Rollover Credit) là gì? Nền tảng giao dịch hối đoái cho Tín dụng cộng dồn

Hình minh họa. Nguồn: Root-nation.com

Tín dụng cộng dồn

Khái niệm

Tín dụng cộng dồn trong tiếng Anh là Rollover Credit.

Tín dụng cộng dồn là khoản thanh toán lãi cho nhà giao dịch hối đoái nắm giữ vị thế mua một cặp tiền tệ qua đêm. 

Vị thế qua đêm là vị thế không được đóng trong ngày giao dịch và vẫn mở vào lúc 5 giờ chiều theo EST. 

Đặc điểm Tín dụng cộng dồn

Nhà giao dịch hối đoái nhận được tín dụng cộng dồn khi họ giữ một vị thế mở giao dịch tiền tệ do mức chênh lệch lãi suất của hai loại tiền tệ. 

Nếu lãi suất của cặp tiền tệ được giữ ở bên mua cao hơn lãi suất của bên bán, nhà giao dịch sẽ nhận được tín dụng cộng dồn dựa trên chênh lệch lãi suất của cặp tiền tệ đó.     

Trong giao dịch hối đoái, tín dụng cộng dồn có nghĩa là một vị thế mua không được giải quyết vào cuối ngày giao dịch. 

Vị thế qua đêm có thể là khoản tín dụng cộng dồn hoặc khoản ghi nợ vào tài khoản của nhà giao dịch tùy thuộc vào bên giao dịch nào họ đang giữ qua đêm.     

Nền tảng giao dịch hối đoái cho Tín dụng cộng dồn 

Giao dịch hối đoái là quá trình vay một loại tiền tệ của một quốc gia để mua một loại tiền tệ của một quốc gia khác, thường theo lãi suất được đặt ra bởi các ngân hàng trung ương phát hành tiền. 

Tham khảo:   Chỉ báo ATR (Average True Range) trong phân tích kĩ thuật là gì?

Đối với các giao dịch được qua đêm, người bán một loại tiền sẽ nợ lãi cho người mua loại tiền đó khi thanh toán giao dịch. Đối với các nhà giao dịch, hầu hết các vị thế được kéo dài kì hạn hàng ngày cho đến khi họ đóng vị thế. 

Thị trường hối đoái giao dịch 24 giờ một ngày, năm ngày mỗi tuần, ngày giao dịch kết thúc vào 5 giờ chiều. Do đó, bất kì giao dịch nào còn mở sau 5 giờ chiều phải tuân theo tín dụng cộng dồn hoặc ghi nợ cộng dồn.   

Cách thức hoạt động Tín dụng cộng dồn 

Các giao dịch hai loại tiền tệ có lãi suất khác nhau và tỷ giá hối đoái tương đối ổn định được gọi là giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ với hi vọng sẽ thu được tín dụng cộng dồn cao hơn tổn thất tiềm tàng từ biến động tỷ giá hối đoái. 

Nếu lãi suất cả hai loại tiền tệ là như nhau thì không có tín dụng cộng dồn ở cả hai phía của giao dịch. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ giữa chúng khác nhau, nhà giao dịch sẽ kiếm được tín dụng cộng dồn hoặc ghi nợ cộng dồn trên cặp tiền tệ.   

 – Các nhà giao dịch bán hoặc sở hữu vị thế bán loại tiền tệ có lãi suất thấp hơn sẽ phải trả cho các nhà giao dịch nắm giữ vị thế mua tiền tệ đó nếu tỷ giá của nó cao hơn. 

Tham khảo:   Cơ cấu vốn phức hợp (Complex Capital Structure) là gì?

 – Nếu lãi suất của vị thế mua tiền tệ giảm thấp hơn so với vị thế bán tiền tệ, nhà giao dịch sở hữu vị thế mua sẽ nợ người giữ vị thế bán một khoản bằng mức chênh lệch lãi suất. 

Các nhà môi giới tự động áp dụng tín dụng cộng dồn hoặc ghi nợ cộng dồn vào tài khoản của các nhà giao dịch. 

Ví dụ về Tín dụng cộng dồn 

Một nhà đầu tư đang muốn kiếm lợi nhuận thông qua tín dụng cộng dồn sẽ tìm kiếm các cặp tiền tệ có lãi suất loại tiền tệ nhà giao dịch nắm giữ cao hơn lãi suất tiền tệ kia.   

Giả sử một nhà giao dịch mua cặp USD/JPY sẽ mua đô la Mỹ (USD) và bán đồng yên Nhật (JPY). 

Nếu lãi suất USD là 2% và lãi suất JPY là 0,5%, nhà giao dịch sẽ nhận được mức lãi hằng ngày bằng với tỉ lệ 1,5%.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo