06. Quản Trị Nhân Sự

Tóm tắt 7 Thói Quen Hiệu Quả của Stephen R. Covey

7 Thói quen hiệu quả” là hệ thống vận hành hiệu quả cho mỗi cá nhân, thiết lập một nền văn hóa mới mà bất kỳ ai chịu cài đặt và thực sự sống với nó, họ đều sẽ trở nên hiệu quả hơn. Đồng thời đây cũng là một hệ thống giúp kiến tạo một nền văn hóa doanh nghiệp mới, sức sống mới cho mọi tổ chức. Giúp đội ngũ nhân lực xây dựng những kỹ năng cần thiết, từ đó làm việc hiệu quả và gắn kết hơn.

Giới thiệu sách 7 Thói quen hiệu quả của tác giả Stephen R. Covey

Cuốn sách “7 Thói quen hiệu quả” của tác giả Stephen R. Covey đã được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ, với 40 triệu bản và 1 triệu bản audio, trở thành cuốn sách quản trị bản thân, quản trị tổ chức bán chạy nhất và luôn nằm trong top đầu những cuốn sách quản trị có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

“7 Thói quen hiệu quả” là cuốn sách được biên soạn dựa trên niềm tin của tác giả về việc nhìn nhận thế giới dựa trên những nhận thức cá nhân. Để thay đổi tầm nhìn về một cuộc sống rộng hơn, bản thân mỗi người phải thay đổi chính mình, muốn vậy, phải thay đổi tư duy và nhận thức.

7 Thói quen đều là những thói quen về tính hiệu quả. Nhờ dựa vào các nguyên lý nên chúng mang lại những kết quả tối ưu nhất có thể trong dài hạn. Những thói quen này chính là nền tảng của bản tính con người, là trung tâm của những tấm bản đồ đúng đắn để mỗi cá nhân có thể giải quyết vấn đề, tối ưu hóa cơ hội cũng như không ngừng học hỏi, tích hợp những nguyên lý khác nhau vào quá trình trưởng thành của mình.

Ngày nay, nhiều người tìm kiếm bí quyết thành công bằng cách học hỏi từ những người khác. Tuy nhiên lối tắt này với hy vọng tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn không thể đạt được thành công như những người khác, thì chỉ đơn giản là những phương pháp hỗ trợ đó chỉ mang lại kết quả ngắn hạn, không thành công bền vững như mỗi người mong đợi.

“Cách mà chúng ta nhìn nhận vấn đề mới là vấn đề” – Stephen R. Covey viết. Mỗi người phải cho phép bản thân trải qua những biến chuyển – tức là sự thay đổi một cách bài bản chứ không phải là thay đổi thái độ, hành vi ở bên ngoài, nhằm đạt được hiệu quả thực sự và bền vững.

>> Click Mua sách 7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ  – Stephen R. Covey | Masterskills

“7 Thói Quen” nâng cao hiệu quả cho cá nhân và đội ngũ

Thói Quen 1: Sống kiểu kiến tạo

Có 4 thái độ sống mà chúng ta có quyền tự do lựa chọn cho bản thân trong cuộc sống hằng ngày và trong cả cuộc đời, đó chính là: Thụ động (Passive), Ứng phó (Reactive), Chủ động (Active), Kiến tạo (Proactive). Trong số đó, kiến tạo là kiểu sống cao nhất trong bậc thang thái độ sống của con người.

Ở một người sống kiến tạo, họ không chỉ chủ động thay đổi bản thân để hành xử phù hợp hơn với hoàn cảnh xảy đến, nỗ lực thích nghi với xu thế xã hội, mà còn biết kiến tạo nên những điều tốt đẹp mà họ mong muốn nhìn thấy ở những nơi họ hiện diện và có thể ảnh hưởng được.

Tham khảo:   QUẢN LÝ NHÂN VIÊN TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Mỗi người đều có lăng kính của cuộc đời mình, mỗi cá nhân không nên tranh cãi bởi những quan điểm, lý lẽ khác nhau hay lợi dụng điểm yếu của người khác để dè bỉu họ. Mỗi lần chấp nhận những quan điểm mới là lần đó chúng ta có thêm những giá trị, lý thuyết mới.

Thói Quen 2: Bắt đầu bằng đích đến

Dựa trên nguyên lý tất cả mọi thứ đều được tạo ra bởi 2 bước, đó là sự sáng tạo về mặt trí tuệ và sự sáng tạo về mặt thực tiễn. Theo tác giả, hãy thử mường tượng ra hình mẫu trở thành mà bản thân mong muốn, khi đó phải có những giá trị sống gì, mục tiêu ra sao. Hành động bằng chính những giá trị, mục tiêu đó giúp mỗi người có thể viết ra những tính cách cần thiết để tạo nên những thành quả trong cuộc sống sau này.

Nếu không nỗ lực để mường tượng được bản thân mình là ai, có mục đích gì trong cuộc sống thì mỗi người đang mặc định trao quyền quyết định đó cho người khác và để hoàn cảnh điều khiển cuộc sống của bản thân. Thói quen 2 “Bắt đầu bằng đích đến” nghĩa là bắt đầu với một mục tiêu cụ thể về nhiệm vụ, dự án, nó được củng cố bởi tính chủ động của mỗi người để làm mọi thứ xảy ra.

Thói Quen 3: Ưu tiên điều quan trọng

Ở thói quen 3, Covey nhấn mạnh cần ưu tiên những điều quan trọng trong danh sách công việc để triển khai trước. Với thói quen này, mỗi người cần phân chia công việc theo mức độ cao – thấp trong độ khẩn cấp và độ quan trọng, với 4 ô vuông như sau:

  • Việc quan trọng và khẩn cấp
  • Việc quan trọng nhưng không khẩn cấp
  • Việc khẩn cấp nhưng không quan trọng
  • Việc không khẩn cấp và không quan trọng.

Góc phần tư thứ II, là những việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, là tâm điểm của việc quản lý bản thân hiệu quả. Đó có thể là những việc như xây dựng các mối quan hệ, viết bản tuyên ngôn cá nhân, lập kế hoạch dài hạn, tập thể dục,… – tất cả những việc này chúng ta đều biết là rất quan trọng nhưng ít thực hiện vì cho rằng chúng không cấp bách. Tuy nhiên, việc thực hiện được những nhiệm vụ trong khung tham chiếu này sẽ giúp mỗi cá nhân rèn luyện kỷ luật bản thân và trưởng thành hơn rất nhiều.

Thói Quen 4: Tư duy cùng thắng

Tư duy cùng thắng tức là Win – Win, mình thắng và đối phương cũng thắng, tư duy này có thể sẽ khó hiểu với nhiều người. Bởi trong hầu hết mọi cuộc tranh đua, có người thắng thì cũng có kẻ thua, tuy nhiên, nếu trong đầu mỗi người ai cũng mang suy nghĩ đó thì luôn phải căng thẳng với cảm giác cuộc đời mình là một trận chiến. Với suy nghĩ mình thắng – đối phương thua được biểu hiện thông qua việc lợi dụng người khác về tinh thần hoặc vật chất cho mục đích ích kỷ của bản thân, làm lợi cho mình mà thiệt hại cho người khác.

Ngoài tư duy “Mình thắng – Đối phương thua” ra còn bao gồm:

  • Mình thua – Đối phương thắng
  • Mình thua – Đối phương thua
Tham khảo:   Giải pháp "Luân chuyển dòng chảy nhân sự"

Đối với tư duy “Mình thua – Đối phương thắng” sẽ khiến bản thân dễ dàng đầu hàng, nhu nhược, không thể hiện được một cách rõ ràng những suy nghĩ bên trong của mình. Còn với tư duy “Mình thua – Đối phương thua”, điều này dễ nảy sinh khi cả hai người đều mang tư tưởng “Mình thắng – Đối phương thua”. Nếu cả bản thân và đối phương đều có cùng suy nghĩ là phải thắng bằng mọi cách, thì cái tôi của cả hai sẽ tác động lẫn nhau, dẫn đến việc thất bại. 

Chính vì vậy, để có một mối quan hệ hợp tác bền vững, Stephen R. Covey khuyên mỗi người không nên đề cao vấn đề thắng thua trong công việc, cuộc sống. Tư duy cùng thắng giúp mỗi người tạo dựng được các mối quan hệ hợp tác, đôi bên cùng có lợi.

Tư duy cùng thắng đòi hỏi mỗi cá nhân cần cân bằng giữa lòng can đảm và sự cân nhắc. Có ba đặc điểm tính cách quan trọng cần thiết cho tư duy này bao gồm:

  • Chính trực: Gắn kết với giá trị, cam kết, cảm xúc của bản thân
  • Sự chín chắn: Biết bày tỏ những ý tưởng, cảm xúc của mình với sự can đảm, cân nhắc với những ý tưởng, cảm xúc của đối phương
  • Tinh thần rộng lượng: Luôn tin rằng không cần phải tranh giành hay làm mọi cách để có được thứ mình muốn.

Thói Quen 5: Thấu hiểu rồi được hiểu

Chúng ta thường mong muốn được thấu hiểu trước tiên, và hầu hết mọi người thường không lắng nghe để thấu hiểu, họ lắng nghe để hồi đáp. Người khác sẽ dễ dàng cảm nhận được nếu lắng nghe đồng cảm không xuất phát từ sự chân thành, ý định mới là điều quan trọng, không phải kỹ năng.

Ở thói quen thứ 5 này, tác giả Stephen R. Covey khuyên mỗi người hãy suy nghĩ, thấu hiểu người khác trước khi đưa ra ý kiến hay phán xét. Một khi thực sự hiểu rõ về nhau, mỗi cá nhân sẽ biết cùng hợp lực để đưa ra những giải pháp sáng tạo, những khác biệt giữa mỗi người không còn là rào cản của sự giao tiếp, thay vào đó là trở thành bàn đạp cho nhau, cùng nhau phát triển bản thân.

Có 4 cách lắng nghe chủ quan mà mỗi người thường mắc phải và cần tránh để lắng nghe thấu hiểu hơn:

  • Đánh giá: Đưa ra những đánh giá, phán xét rồi sau đó đồng ý hoặc không đồng ý
  • Thăm dò: Đặt câu hỏi từ góc nhìn cá nhân
  • Cố vấn: Đưa ra những lời khuyên và giải pháp cho những vấn đề theo quan điểm chủ quan
  • Phân tích: Dựa vào suy nghĩ của bản thân để phân tích động cơ, hành vi của người khác.

Thói Quen 6: Cùng tạo cách mới

Mỗi cá nhân đều có một thế mạnh nào đó, khi sử dụng những điểm mạnh này có thể bù đắp cho những khuyết điểm còn lại. Khi một đội ngũ đồng tâm hiệp lực lại để cùng tạo ra cách mới, họ sẽ biết lắng nghe lẫn nhau, biết đặt mình vào vị trí của người khác và tận dụng những thế mạnh của mỗi cá nhân làm đòn bẩy và tạo ra những điều vĩ đại.

Tham khảo:   HR là gì? Tổng quan về ngành Human Resources

Việc xây dựng những giải pháp sáng tạo có thể khai thác sự đa dạng, khác biệt, thỏa mãn các bên liên quan. Một số dấu hiệu cho thấy một cá nhân đang hợp tác:

  • Có sự thay đổi từ bên trong
  • Có nguồn năng lượng và động lực mới
  • Nhìn mọi thứ, mọi sự vật, tình huống theo một cách mới
  • Cảm giác các mối quan hệ đã được cải thiện
  • Có một kết quả tốt hơn những gì mong muốn với những ý tưởng, cách làm mới.

Thói Quen 7: Rèn mới bản thân

Thói quen thứ 7 là Rèn mới bản thân, tác giả khuyên mỗi người nên dành thời gian để rèn luyện bản thân, điều này nằm xung quanh các thói quen khác trong mô thức 7 thói quen, đưa 6 thói quen còn lại vận dụng vào cuộc sống.

Rèn giũa bản thân ở cả 3 mặt: Thể chất – Tinh thần – Trí tuệ, là sự rèn luyện thuộc về thành tích cá nhân hằng ngày. Điều này cải thiện tính hiệu quả của các hoạt động, kể cả giấc ngủ. Nó tạo ra một sức mạnh lâu bền giúp mỗi người dễ dàng vượt qua được khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

Song song với đó, cần đổi mới những mối quan hệ xã hội, tình cảm. Những điều này mang lại kết quả tối ưu khi xử lý cả 4 mặt này một cách cân bằng và thông minh, xem nhẹ mặt nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến các mặt còn lại.

Mang trong mình những nguyên lý bất biến về tính hiệu quả có thể áp dụng cho mọi đối tượng, ở mọi nơi và trong mọi thời đại, chương trình đào tạo “7 Habits” (dựa trên cuốn sách này) của tổ chức FranklinCovey đã góp phần nâng cao tính hiệu quả cho hàng trăm triệu người ở 167 quốc gia trên khắp thế giới.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo