25. Kế toán - Kiểm toán

Trách nhiệm giải trình (Accountability) là gì? Những điều cần lưu ý

Hình minh họa. Nguồn: Roseman University

Trách nhiệm giải trình

Khái niệm

Trách nhiệm giải trình trong tiếng Anh là Accountability.  

Trách nhiệm giải trình là khi một cá nhân hoặc bộ phận phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện một chức năng cụ thể. 

Về cơ bản, họ chịu trách nhiệm cho việc thực hiện chính xác một nhiệm vụ cụ thể, ngay cả khi họ có thể không phải là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Các bên khác dựa vào nhiệm vụ được hoàn thành để đánh giá, và bên chịu trách nhiệm sẽ nhận phạt nếu nhiệm vụ không được thực hiện. Trách nhiệm giải trình phổ biến trong lĩnh vực tài chính và trong giới kinh doanh nói chung. 

Những điều cần lưu ý về trách nhiệm giải trình

Liên quan đến công việc kế toán, kiểm toán viên, những người xem xét báo cáo tài chính của công ty phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm pháp lí đối với bất kì sai sót hoặc trường hợp gian lận nào. Trách nhiệm giải trình buộc một kế toán viên phải cẩn thận và hiểu biết trong thực tiễn nghề nghiệp của họ, vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến họ phải chịu trách nhiệm pháp lí. 

Tham khảo:   Dự phòng nợ xấu (Allowance For Bad Debt) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Trách nhiệm giải trình là điều cần thiết trong ngành tài chính. Nếu không có sự kiểm tra, điều chỉnh và trách nhiệm giải trình biểu hiện dưới dạng kết quả, tính toàn vẹn của thị trường vốn sẽ không được duy trì. 

Các bộ phận tuân thủ, kế toán viên và toàn bộ sự phối hợp của các chuyên gia phải đảm bảo các công ty báo cáo thu nhập của họ một cách chính xác. Các giao dịch được thực hiện đúng lúc và thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư kịp thời, đầy đủ và công bằng. 

Nếu bất kì điều nào trong số những điều này không xảy ra, khả năng sẽ xuất hiện lỗi và phải trả tiền phạt. Có một số điều không thể sai sót. Nếu có sai sót, một bên có trách nhiệm trả giá cho những sai sót đó. Đây là định nghĩa đầy đủ nhất về trách nhiệm giải trình. 

Ví dụ về trách nhiệm giải trình

Một kế toán viên chịu trách nhiệm giải trình về tính toàn vẹn và chính xác của báo cáo tài chính, ngay cả khi sai sót không phải do họ. Người quản lí của một công ty có thể cố gắng thao túng báo cáo tài chính của công ty họ mà kế toán viên không biết. Có những động cơ rõ ràng cho các nhà quản lí làm điều này, vì thu nhập của họ thường được gắn với hiệu suất của công ty. 

Tham khảo:   Giá trị tài sản hữu hình ròng (Net Tangible Assets) là gì?Đặc điểm, nhược điểm và ưu điểm

Đây là lí do tại sao kế toán độc lập bên ngoài phải kiểm toán báo cáo tài chính. Và trách nhiệm giải trình buộc họ phải cẩn thận và am hiểu khi xem xét. Các công ty đại chúng cũng được yêu cầu phải có một ủy ban kiểm toán như một thành phần trong ban giám đốc của họ, những cá nhân bên ngoài có kiến thức về kế kiểm. Công việc của họ là giám sát việc kiểm toán. 

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo