Quản trị dự án

Tri thức rủi ro (Known-Known, Unknown-Known, Known-Unknown, Unknow-Unknown) và ví dụ cụ thể

Risk Knowledge – Tri thức rủi ro (Known-Known, Unknown-Known, Known-Unknown, Unknow-Unknown) và ví dụ cụ thể

Trước những biến động khó lường của môi trường kinh doanh, quản trị rủi ro được xem như lá chắn bảo vệ doanh nghiệp trước các yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong quá trình lập kế hoạch quản lý rủi ro, tri thức về rủi ro (Risk Knowledge) cũng là một phần không thể thiếu trong việc lập kế hoạch quản lý rủi ro. 

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các định nghĩa liên quan đến tri thức rủi ro Known-Known (đã biết-đã biết), Unknown-Known (chưa biết-đã biết), Known-Unknown (đã biết-chưa biết), Unknow-Unknow (chưa biết-chưa biết) và các ví dụ sinh động của từng trường hợp.


Risk Knowledge: Known-Known, Unknown-Known, Known-Unknown, Unknow-Unknown

Định nghĩa

  • Known-Known: Những thông tin đã được cá nhân/tổ chức nghiên cứu và được hiểu rất rõ ràng và chi tiết.
  • Unknown-Known: Tri thức chưa được khám phá, cá nhân/tổ chức đang tìm kiếm tri thức này thì không biết về nó nhưng có ai đó đã biết.
  • Known-Unknown: Rủi ro kinh điển, chiếm đa số. Chúng ta biết về khả năng xảy ra và tác động tiềm tàng của những rủi ro này nhưng chúng ta không hoàn toàn chắc chắn về thời điểm xảy ra hay tác động thực tế của nó.
  • Unknown-Unknown: Những thông tin mà cá nhân/tổ chức không biết nó có tồn tại và hoàn toàn không có thông tin về nó, trạng thái này còn được gọi là “vô minh”.
Tham khảo:   5 Rủi ro thường gặp và cách quản lý rủi ro dự án

Định nghĩa Known-Known, Unknown-Known, Known-Unknown, Unknow-Unknown

Ví dụ cụ thể

  Ví dụ

Known-known

Chúng ta biết chắc chắn về độ phức tạp, yêu cầu và cũng như thời gian hoàn thành “task A”. 

Unknown-Known

Yêu cầu cụ thể cũng như độ phức tạp cho “task A” (thuộc về phần mềm) chúng ta không có thông tin, tuy nhiên một chuyên gia lĩnh vực phần mềm thì hiểu rất rõ về yêu cầu và độ phức tạp của “task A” này.

Known-Unknown

“Task A” cần phải được thực hiện ngoài công trường, nên cần thời tiết tốt (không mưa, bão) để có thể nhanh chóng hoàn thành task A. Do đó, chúng ta sắp xếp thời gian thực hiện “task A” nằm ngoài mùa mưa, tuy nhiên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng trong thời điểm đã lên kế hoạch này có mưa hay không. 

Unknown-Unknown

Chúng ta không biết sự tồn tại của “task A”.

Trong phạm vi PMP, với các rủi ro đã được xác định (known), nhà quản lý dự án cùng với team của mình thường lên kế hoạch và có chi phí dự phòng cho các rủi ro đã xác định này (thuật ngữ là Contigency Reserve). Ngược lại, các rủi ro chúng ta không lường trước được sự tồn tại của nó, thông thường khi rủi ro này xảy ra, quản lý dự án cùng team của mình cần phải phân tích tác động một cách chi tiết nhất có thể, sau đó có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ sponsor để sử dụng “Management Reserve”. Management Reserve là một lượng ngân sách dự án hoặc tiến độ dự án nằm ngoài đường cơ sở đo lường hiệu suất (Performance Measurement Baseline – PMB) nhằm mục đích kiểm soát quản lý, được dành riêng cho các công việc không lường trước được trong phạm vi của dự án. 

Tham khảo:   Mục tiêu SMART là gì? Nguyên tắc & cách đặt mục tiêu smart

Quản lý rủi ro dự án

Kinh nghiệm pass PMI-RMP

Ràng buộc là gì? What is Constraint in PMP?

The Standard for Risk Management in Portfolios, Programs, and Projects

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc