24. Kinh doanh thương mại

Tuyến đường quá cảnh hàng hóa (Routes for Transit) là gì?

Tuyến đường quá cảnh hàng hóa (Routes for Transit) (Nguồn: Indochinapost)

Tuyến đường quá cảnh hàng hóa (Routes for Transit)

Tuyến đường quá cảnh hàng hóa – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Routes for Transit.

Tuyến đường quá cảnh hàng hóa là những tuyến đường được qui định dành riêng cho hàng hóa quá cảnh, bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối tới các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam. 

Tuyến đường bộ quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến quốc lộ theo quiđịnh và hệ thống đường cao tốc, đường tỉnh, đường đô thị kết nối tới các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, các kho ngoại quan, cảng cạn, trung tâm logistics, địa điểm kiểm tra hải quan (được thành lập theo quiđịnh của pháp luật hải quan).

Tuyến đường sắt quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến đường sắt theo quiđịnh pháp luật.

Tuyến đường thủy quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến vận tải đường thủy nội địa cố định được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố; các tuyến vận tải nối giữa các cảng biển Việt Nam. (Theo Thông tư Số: 16//TT-BGTVT)

Quyền quá cảnh hàng hóa 

1. Mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo quiđịnh của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

Tham khảo:   Hội đồng trọng tài (Arbitration tribunal) và thẩm quyền về thu thập chứng cứ

a) Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.

2. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh khi xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam phải đúng là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu, phương tiện vận tải đã nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện, trừ trường hợp pháp luật quiđịnh.

4. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quiđịnh của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh và giao thông vận tải. (Theo Luật Thương mại năm 2005)

Tham khảo:   Người khai hải quan (Customs declarant) là gì? Quyền và nghĩa vụ pháp lí của người khai hải quan

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc