22. Quản trị kinh doanh

Voice Engine: Công nghệ giả giọng bất cứ ai chỉ bằng đoạn ghi âm 15 giây

“Cha đẻ” của phần mềm Chat GPT nổi tiếng OpenAI vừa ra mắt công nghệ Voice Engine có khả năng giả giọng nói chỉ bằng một đoạn ghi âm ngắn 15 giây chứa giọng nói của người đó . Đây là một bước phát minh mới của công nghệ AI nhưng nó cũng gây ra nhiều sự lo lắng nếu sử dụng vào mục đích không tốt. 

Công nghệ Voice Engine giả giọng nói bất kỳ ai

Công nghệ Voice Engine giả giọng nói bất kỳ ai

Voice Engine – Công nghệ sao chép giọng nói đầy ấn tượng

Ngày 29/3 OpenAI đã thực hiện màn trình diễn phần mềm Voice Engine sử dụng AI tạo ra giọng nói như thật dựa trên bản ghi âm ngắn và có thể đọc văn bản. 

Theo nhà sản xuất, Voice Engine được phát triển từ 2022 trải qua nhiều lần thử nghiệm trước khi ra mắt chính thức. Thông tin bài đăng trên blog của OpenAI, Voice Engine được thử nghiệm cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm hỗ trợ đọc sách cho trẻ em, dịch ngôn ngữ và phục hồi giọng nói cho bệnh nhân ung thư.

Cách sử dụng phần mềm Voice Engine rát đơn giản. Người dùng chỉ cần tải lên bản ghi âm của mình và một đoạn văn bản, Voice Engine sẽ đọc văn bản đó bằng giọng nói tổng hợp giống giọng nói của người dùng. 

Tham khảo:   Chức năng quản trị (Administrative function) là gì? Phân loại và các nội dung cơ bản

Voice Engine có thể đọc các ngôn ngữ khác nhau, vượt ra ngoài ngôn ngữ mẹ của người dùng. Ví dụ, người nói tiếng Anh có thể sử dụng Voice Engine để tạo ra giọng nói tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Trung Quốc hoặc nhiều ngôn ngữ khác bằng giọng của chính mình. 

Đặc biệt, Voice Engine có thể tạo ra những đoạn hội thoại với giọng nói chứa cảm xúc, nhịp điệu tự nhiên như thật, khiến người nghe khó có thể nhận ra đó là sản phẩm của phần mềm AI.

Voice Engine tiềm ẩn hiểm họa khó lường 

Ngay khi phát hành, OpenAI cũng bày tỏ lo ngại về khả năng sử dụng sai mục đích của Voice Engine, chẳng hạn như tạo ra các video deepfake (video giả mạo), lợi dụng người có tầm ảnh hưởng để kêu gọi ủng hộ, giả giọng để tiếp cận người khác với mục đích xấu,….

Đây chính là lý do, OpenAI chưa triển khai rộng rãi vì sợ rủi ro. Theo công ty sở hữu Chat GPT, việc công bố Voice Engine nhằm khuyến khích giới quản lý và công chúng tăng cường cảnh giác với những trò lừa đảo sử dụng AI. Nhà phát triển cảnh báo về việc tội phạm có thể dùng phần mềm giả giọng để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc vượt qua những hàng rào an ninh tại ngân hàng.

Tham khảo:   Người làm nghề tự do (Freelancer) là ai? Lợi và hại khi trở thành một freelancer

“Điều quan trọng là mọi người hiểu được hướng đi của công nghệ, dù chúng tôi có phát hành nó rộng rãi hay không”, OpenAI cho hay.

Như vậy có thể thấy dù OpenAI tự tin công nghệ AI Voice Engine sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Tuy nhien, công ty vẫn không đảm bảo sẽ phát hành rộng rãi Voice Engine ra cộng đồng bởi những rủi ro có thể xẩy ra cho xã hội. OpenAI cho biết công ty sẽ tiếp tục chờ đánh giá và phản ứng của xã hội về công nghệ mới của mình trước khi có những quyết định về tương lai của Voice Engine.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo