06. Quản Trị Nhân Sự, Đào tạo & Huấn luyện nhân viên

24 KỸ NĂNG LEADERSHIP CẦN CÓ

1.      Kỹ năng quản lý

Kỹ năng quản lý là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà các leadership cần phải có để có thể dẫn dắt được đội ngũ nhân viên của mình. Trong đào tạo cần trau dồi những kỹ năng quản lý cụ thể như: khả năng tổ chức, lên kế hoạch, khả năng điều hành nhóm, tổ chức và công việc cá nhân.

Ngoài ra kỹ năng quản lý được đánh giá là tốt khi leadership có khả năng quản lý được sự biến động, nắm bắt tình hình, những trở ngại và khó khăn trước mắt để lên kế hoạch ứng biến thích hợp, tránh những sai sót không nên có trong công việc riêng và của cả công ty.

2.      Kỹ năng phân quyền và tạo cảm hứng

Để quản lý tốt đội ngũ nhân viên và khiến nhân viên nể phục, nhà lãnh đạo phải là người có trách nhiệm trong công việc, không ngại va chạm và đương đầu với những thử thách khác nhau. Ngoài ra, người quản lý nên thường xuyên quan tâm, động viên nhân viên trong công việc, chủ động khen ngợi những cố gắng và thành quả tốt mà nhân viên đã đạt được. Bằng cách này, chính leadership đã xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, cởi mở với một đội ngũ nhân viên có năng lực, sẵn sàng hỗ trợ nhau để hoàn thành các kế hoạch công việc đề ra.

3. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử linh hoạt

Trong các kỹ năng quan trọng trong đào tạo leadership đó là kỹ năng giao tiếp và ứng xử linh hoạt. Tiếp nhận chính xác và truyền đạt thông tin rõ ràng, đầy đủ giữa các nhân viên, phòng ban và trong các buổi họp với lãnh đạo đem tới hiệu quả công việc tốt nhất cho vị trí leadership. Kỹ năng giao tiếp tốt của nhà lãnh đạo còn thể hiện ở khả năng nói, thuyết phục người khác khi trình bày ý tưởng, kế hoạch làm cho đối phương tin tưởng và làm theo sự chỉ đạo, phân công của mình.

4. Kỹ năng tự động viên

Giữ vững tinh thần lạc quan và truyền năng lực tích cực đối với công việc cho mọi người xung quanh là một cách thể hiện kỹ năng tự động viên tốt của một leadership. Kỹ năng này khá quan trọng và người leader luôn phải chủ động trau dồi, tự tìm cảm hứng cho công việc thì mới có thể động viên và công nhận kết quả, khen ngợi cấp dưới kịp thời.

5. Có kiến thức chuyên môn

Nắm chắc kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp là kỹ năng mà một leadership lúc nào cũng cần phải có và trau dồi thường xuyên. Ngoài kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp, nhà lãnh đạo cũng phải nắm được các kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, các kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, xu hướng phát triển mới,…

6. Kỹ năng tư duy và xử lý thông tin

 

Những yếu tố chính xác định một leadership có khả năng tư duy tốt đó chính là:

  • Kỹ năng phân tích vấn đề và ra quyết định
  • Kỹ năng phân tích tài chính và định lượng
  • Khả năng pháp triển và sáng tạo các vấn đề mới
  • Kỹ năng xử lý và chọn lọc các thông tin quan trọng.

7. độ tích cực:

Luôn khách quan và vui vẻ. Luôn có trách nhiệm trong công việc. Với một thái độ và tác phong làm việc tích cực như thế sẽ giúp bạn luôn có một vị trí vững vàng trong bất cứ môi trường làm việc nào.

8. Giao tiếp hiệu quả:

Khả năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố cần thiết dẫn đến thành công trong kinh doanh. Bạn phải học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, hay bạn phải rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người.

9. Quản lý thời gian hiệu quả:

Lập kế hoạch và xác định trước những việc cần làm cho nhiều dự án khác nhau cùng một lúc; sắp xếp việc sử dụng thời gian trong công việc một cách không ngoan là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất.

10. tinh thần đồng đội:

Tinh thần đồng đội là một trong những bí quyết quan trọng của sự thành công doanh nghiệp. Tinh thần đồng đội được biểu hiện bởi ý thức hợp tác, sự phối hợp hài hòa, yêu nghề, đoàn kết với đồng nghiệp trong tổ chức doanh nghiệp.

11. Sự tự tin:

Người quản lý phải tự tin với chính khả năng của mình và cùng giúp người khác cảm thấy tự tin hơn, can đảm hơn để hỏi những câu hỏi cần thiết và nêu lên những ý tưởng của mình.

12. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình:

Luôn giữ thái độ đúng mực, thoải mái, khách quan khi tiếp nhận lời phê bình. Tìm hiểu kỹ về lý do phê bình và bài học kinh nghiệm quý giá từ đó.

13. Linh hoạt và thích nghi:

Linh hoạt trong công việc có nghĩa là bạn có khả năng thay đổi theo yêu cầu của công việc, hãy giải quyết một khối lượng công việc lớn hơn so với kế hoạch ban đầu. Hãy thể hiện bạn sãn sàng đảm trách, thích nghi một công việc mới, thách thức hơn.

14. Làm việc dưới áp lực cao:

Ở bất cứ vị trí quảm lý nào, bạn đều phải chịu áp lực trong công việc. Nếu bạn không luyện kỹ năng kể trên, áp lực mà bạn phải chịu sẽ còn tăng hơn rất nhiều.

Tham khảo:   Câu chuyện Goldilocks và vấn đề quản lý nhân sự

15. Kỹ năng cầm đầu trong các tình huống không lường trước

Đôi khi, những tình huống mà chúng ta có thể thể hiện phẩm chất lãnh đạo của chúng ta được biết trước và chúng ta được lên kế hoạch và chuẩn bị tốt để xử lý nó.

Nhưng có thể có 1 số trường hợp nhất định, khi chúng ta rơi vào 1 tình huống khẩn cấp và phải kiểm soát tình huống ngay tức khắc và xử lý chúng hiệu quả.

Ví dụ:

Subroto bagchi trong cuốn sách của mình “the professional”, giải thích về 1 cậu bé trên xe bus mà đưa ra quyết định tham gia với tư cách 1 leader thực thụ.

Khi 1 team đi dã ngoại, xe bus của họ đã bị dân làng tấn công, vì xe bus đâm vào 1 vật nuôi của làng (tôi nghĩ đó là 1 con cừu).

Mọi người đều hoảng sợ khi nhìn vào nhóm dân làng phẫn nộ và không ai trong xe bus có thể làm bất cứ điều gì trừ việc khóa xe bus từ bên trong. Dân làng đã rất tức giận và chuẩn bị đánh mọi người trên xe bus và họ đã sẵn sàng với bất cứ thứ gì họ có trong tay (như vũ khí).

Tất cả mọi người trong xe bus đã thực sự sợ hãi những tiếng ồn và hành động của dân làng và không ai dám làm bất cứ điều gì. Họ có thể ở trong xe bus bao lâu?

Có rất ít thời gian, trước khi họ có thể mở cửa chính và phá các cửa kính, 1 người trong xe bus đã dẫn đầu và với lòng can đảm anh ấy đã xử lý các tình huống thông minh trong việc làm dịu đám đông, giúp toàn bộ mọi người trong xe bus thoát nguy hiểm.

Do đó, đây là cách hành động tự phát của lãnh đạo mà họ có thể thể hiện.

Luôn có 1 câu hỏi đáng giá triệu đô, liệu phẩm chất lãnh đạo là 1 đặc điểm bẩm sinh hay có được sau này thông qua học hỏi? Đây là 1 câu hỏi rất khó và không thể trả lời thế này hay thế khác.

16. Khả năng táo bạo và dẫn đầu

‘Growing plant is recognized in the quality of seed itself’. Câu này có nghĩa là rõ ràng người ta có thể nhìn ra 1 leader tương lai trong các hành động từ thơ ấu của họ.

Vì vậy, theo tôi, đúng là khi sinh ra người ta nhất định sẽ có các phẩm chất cơ bản nuôi dưỡng các kỹ năng lãnh đạo sau này.

Thái độ tốt, khả năng học hỏi, chấp nhận rủi ro, táo bạo, làm chủ, câm đầu mọi người… là 1 số kỹ năng quan trọng.

Khi 1 nhóm trẻ con đang chơi chúng ta có thể quan sát thấy, 1 đứa trong nhóm cầm đầu và những đứa khác đơn giản lắng nghe nó và làm theo hướng dẫn của nó. Vì vậy, phẩm chất lãnh đạo trong đứa trẻ đó được nổi bật lên ở đây.

Các phẩm chất lãnh đạo không thể được dạy giống như 1 môn học trong trường, nhưng các kỹ năng lãnh đạo trong 1 cá nhân sẽ nảy nở trong suốt tuổi thơ và trưởng thành hơn qua hành trình cuộc sống, bằng cách đối mặt với các tình huống khác nhau và thách thức mà họ đã trải qua trong cuộc sống và được học hỏi.

Kinh nghiệm bản thân không bao giờ so sánh với những thứ khác. Hơn nữa, những phẩm chất sinh ra đã có này có thể không bao giờ đưa 1 cá nhân tới vị trí lãnh đạo, trừ khi họ nuôi dưỡng nó bằng cách giải quyết thành công các tình huống thực tế.

Những bài học rút ra từ cuộc sống là những điều mà người ta không thể học từ sách vở, để chuẩn bị và đi phỏng vấn về 1 vai trò lãnh đạo. Tôi gọi đây là những cơ hội. Trừ khi những điều này đến trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta không thể chứng tỏ mình là những leader giỏi.

17. Kỹ năng tìm kiếm các cơ hộ

Cơ hội là 1 cái gì đó mà thực sự làm nên 1 lãnh đạo giỏi. Cơ hội không được đưa ra, mà thay vào đó chúng được nhận ra và sử dụng bởi 1 cá nhân.

1 leader thực thụ cố gắng tìm kiếm cơ hội trong mọi thứ họ thấy và nghe. Họ cố gắng mở rộng xa hơn từ những tìm kiếm này và nhận lợi ích từ nó.

Mọi người nói cơ hội gõ cửa, nhưng tôi sẽ nói, rằng 1 leader, khám phá các cơ hội, ngay cả khi nó tiềm ẩn. Họ có thể thấy 1 cơ hội lớn ngay cả trong những thứ đơn giản nhất, mà 1 người bình thường không thể nhìn thấy, hiểu và nhận ra.

1 leader thực thụ không chỉ thấy cơ hội của bản thân, họ chia sẻ những cơ hội này với người khác, tạo ra lợi ích từ những việc này và dẫn lối thành công.Có tầm nhìn rõ ràng

1 leader cần có 1 tầm nhìn rõ ràng, dẫn dắt team của họ trong suốt thời gian khó khăn, đứng lên bảo vệ họ, thúc đẩy họ, và mang những điều tốt nhất đến họ.

Không ai dạy những phẩm chất này hay không ai có thể đọc từ 1 cuốn sách và học hỏi, luyện tập và thưc hành chúng.

1 số phẩm chất này được sinh ra và củng cố bởi kinh nghiệm cuộc sống. Điều này mang lại sự tự tin cho 1 cá nhân để đối mặt với các tình huống khó khăn hơn và cũng cho phép họ giúp cho những người theo họ đối mặt chúng.

Tham khảo:   Giám đốc nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và công việc CHRO

18. Nói được làm được

Thậm chí có 1 số cá nhân cố gắng thể hiện vai trò lãnh đạo sai làm bằng cách làm bộ, nó sẽ phai dần và ai đó sẽ nhận ra là thật hay giả. Vì vậy, 1 leader cần biết nói được làm được.

Trước tiên, họ nên sẵn sàng vào lửa, thậm chí búng cháy và khích lệ và tiếp sức mạnh cho phần còn lại, thay vì đẩy những người theo họ 1 mình vào lửa và la hét từ xa hay đưa ra chỉ đạo…

Vì vậy, thật không dễ để đám đông, theo dõi họ và chấp nhận họ như là 1 leader trừ khi họ nói được làm được. Điều quan trọng là luôn luôn thể hiện được những thành tựu trong hành động hoặc thể hiện cách là thực tế chứ không chỉ nói và giải thích.

Khi 1 leader làm mọi công việc để chỉ cho mọi người ‘làm thế nào’ thậm chí không nằm trong phạm vị của anh ta, những người theo anh ta sẽ cảm thấy có động lực để làm nhiều hơn những gì họ đã thấy lãnh đạo làm.

Mọi người không bao giờ tôn trọng 1 Leader, nếu họ thấy anh ấy chỉ nói và không làm. Do đó, 1 leadr sẽ luôn cần khích lệ những người theo anh ấy để đạt được nhiều hơn những gì anh ta đã đạt được.

19. Leader là 1 cố vấn

Khá phổ biến việc sao chép giữa mọi người, có thể là cách ăn mặc, nói chuyện, đi lại và tương tự ngay cả lãnh đạo cũng vậy. Chúng ta đã thấy những đứa trẻ luôn theo dõi gia đình của chúng, gia đình mà là lãnh đạo và vô tình sao chép tất cả những phẩm chất đó, chỉ bằng cách nhìn.

Do đó, 1 leader cần rất cẩn thận ở mọi thời điểm, vì là 1 leader, anh ta là điểm thu hút và do đó phải nhớ rằng ai đó đang theo dõi anh ta và cố gắng sao chép anh ta và nên luôn tránh làm những việc phi đạo đức.

Các leader có thể lập các khóa đào tạo và định hướng cho các cấp dưới, sẽ có thể truyền cảm hứng và thúc đẩy người khác.

Tôi có ông chủ của tôi, người mà thường đến làm việc chuẩn giờ và đi quanh các bàn. Không chỉ đến văn phòng mà tất cả các cuộc họp và mọi hoạt động anh ấy từng tham gia. Sự nhạy cảm về thời gian của anh ấy là thứ gì đó truyền cảm hứng cho mọi người. Anh ấy không bao giờ bỏ lỡ dù chỉ 1 ngày.

Nếu không thấy anh ấy ở 1 số thời điểm, có nghĩa là anh ấy không có ở trong văn phòng hoặc bận với 1 số sự kiện bên ngoài. Vì vậy, độ nhạy cảm thời gian và quản lý thời gian cũng là 1 khía cạnh quan trọng cho 1 leader.

1 lần, trong thời gian đánh giá, team quản lý đã rượt đuổi các manager để gửi các đánh giá hiệu suất của các team member của họ để đáp ứng lịch trình của họ bằng cách gửi danh sách những người mà chưa đạt.

Vì vậy, thông thường các manager đó sẽ đi từng người và theo họ, hey! Bạn chưa gửi đánh giá của bạn, làm nó ngay đi!!

Thật lạ, cách mà ông chủ tôi giải quyết nó. Anh ấy gửi cho tôi 1 email lịch sự, ‘tôi biết bạn đã hoàn thành việc này. Vui lòng kiểm tra xem bạn có bỏ lỡ cơ hội nào đó’. Chú ý vào những phẩm chất ở đây.

Trước tiên đó là sự tích cực, tiếp theo là sự tự tin về con người, và thứ 3 là công việc được hoàn thành 1 cách lịch sự.

Đây là những điều nhỏ nhặt, mà mỗi cá nhân tiếp tục quan sát những leader của họ và ảnh hưởng nhiều tới họ và giúp thúc đẩy họ.

Vì vậy, các leader nên tôn trọng các team member, có niềm tin vào họ và khích lệ họ làm việc tự nguyện chứ không phải bằng vũ lực.

Do đó các leader luôn luôn là người cố vấn và lãnh đạo bao gồm tất cả các hành động này của 1 leader.

20. Có kỹ năng tư duy làm chủKết quả hình ảnh cho lãnh đạo cần có tư duy làm chủ

Lãnh đạo không có nghĩa là sử hữu 1 tổ chức lớn hay cầm đầu 1 nhóm 200-2000 người. Nó đơn giản chỉ là làm chủ. Thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào từ đầy tới cuối mà không mất trọng tâm.

Có 1 trường hợp, 1 bà lão, có 1 cậu con trai, 4 cô con gái và con rể đã chết. Không có đứa nào tiến tới để thực hiện nghi lễ cho cái chết của bà.

Cuối cùng, cô con gái út cũng là người chăm sóc mẹ tuổi già đã làm nó. Vì vậy, ở đây nó được biết đến như là “Làm chủ trong lãnh đạo”.

‘Làm’ là điều không thường thấy trong mọi người, mọi người cứ theo dõi khi người khác làm nhưng sẽ không bao giờ tự làm hoặc giúp đỡ họ. Làm chủ vấn đề hay hoặc nhiệm vụ và hoàn thành đó là lãnh đạo.

21. Làm gương

Nếu tối phải giải thích 1 leader trong như thế nào? Tôi sẽ nói, 1 leader giống như 1 vị thần.

Bởi vì chúng ta tin rằng chúa sở hữu tất cả phẩm chất tốt và anh ấy giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy, mọi người cũng mong đợi leader của họ giải quyết mọi vấn đề.

1 leader cần có kiên nhẫn, tự tin, nhân phẩm, tự trọng và tôn trọng người khác, trung thực, minh bạch, gì nữa??

Vì vậy, các leader luôn luôn thực hiện và làm gương cho mọi người bằng cách nghĩ tích cực, thể hiện bản thân qua lời nói tích cực, và thể hiện sự tốt đẹp trong hành vi hay hành động của anh ấy cái mà có lợi cho nhiều người. Đó là lãnh đạo thực thụ. Đó cũng là cái mà gọi là cầm đầu làm gương.

Tham khảo:   Tham khảo các câu hỏi tình huống trong phỏng vấn và cách trả lời ghi điểm

22. Kỹ năng ra quyết định nhanh

kỹ năng ra quyết định nhanh

Đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong tình huống khủng hoảng mà không hoảng sợ là 1 phẩm chất tốt của lãnh đạo.

Ở đây, thời gian trong 1 trường hợp khẩn cấp để nghĩ cái gì đúng và không đúng là rất ít.

Thời gian là quá ít để tham khả bất cứ ai về ý tưởng, lời khuyên và đưa ra gợi ý và thậm chí giúp đỡ.

Người ta phải đưa ra 1 quyết định mạnh mẽ dựa trên sự thành công hay thất bại của các tình huống phụ thuộc. Đó là 1 loại thực hiện hoặc bẻ gãy tình huống. Người ta thậm chí không thể ước tính mức độ thiệt hại, trong trường hợp nếu quyết định hay hành động của họ thất bại. Vi vậy, đưa ra quyết định đúng đắn trong giai đoạn quan trọng như vậy là 1 phẩm chất lãnh đạo tốt.

1 số người không thể nghĩ và hành động nhanh chóng ở các tình huống khẩn cấp. Chỉ những leader giỏi mới có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và họ sẽ chứng tỏ mình thành công trong hầu hết các tình huống như vậy, cái mà chắp cánh họ.

23. Kỹ năng gây tầm ảnh hưởng đến mọi người

Tầm ảnh hưởng đến mọi người là 1 đặc điểm tuyệt vời khác của 1 leader.

Ngày nay rất khó để thuyết phục và gây ảnh hưởng đến mọi người. Với sự phát triển của kỹ thuật, họ có rất nhiều sự lựa chọn trước mặt. Họ sẽ không bị ảnh hưởng dễ dàng.

1 leader thực thụ mà không nỗ lực, hay thậm chí không nhớ rằng anh ta nói/hành động ảnh hưởng đến người khác sẽ ảnh hưởng đến đến nhiều người theo anh ta.

Suy nghĩ của họ, các họ trình bày nó và cách họ thực hiện nhiệm vụ của chính họ sẽ ảnh hưởng đến mọi người.

Vì vậy, đặc điểm này trở thành 1 thứ quan trọng trong danh sách các đặc điểm của lãnh đạo. Trước đây mọi người thường có 1 người như hình mẫu của họ. Ngày nay, chúng ta có thể thấy mọi người có nhiều huấn luyện viên, cố vấn, và hướng dẫn trong các đặc điểm khác nhau của lãnh đạo để thúc đẩy họ.

Thời xưa, thường là trường hợp vị trí đứng đầu, chức danh công việc hoặc tiền lương hoặc thậm chí tuổi của một người từng là tiêu chí để một người trở thành lãnh đạo. Ngày nay, không điều gì trong số này đủ để thành một người lãnh đạo. Mọi người cân nhắc đặc điểm của họ một cách nghiêm ngặt và họ sẽ không bao giờ thỏa hiệp trong mọi trường hợp.

24. Lãnh đạo là công bằng và không thiên vị

Đôi khi, đạt đỉnh cao bằng cách đàn áp hoặc đẩy người khác xuống là sự lựa chọn mà 1 số người thực hiện trong cuộc sống để thể hiện mình là leader.Kết quả hình ảnh cho không thien vi

Họ cố tự vệ bằng cách đẩy người khác xuống. Đây là 1 nỗ lực không công bằng để trở thành 1 leader., tối chắc chắn họ sẽ không thành công.

1 số tiếp tục đánh bóng bản thân, bằng cách làm nổi bật lên mọi điều nhỏ nhặt như 1 thành tựu lớn mà họ đã làm, đặc biệt là trong các tổ chức và trước mặt sếp của họ để làm sếp hài lòng và nhận được phản hồi hiệu quả tốt để thăng tiến.

Tôi cũng đã thấy mọi người vây quanh sếp với café, thuốc lá hay thậm chí là đồ uống để tìm kiếm sự chú ý của anh ta. Nhưng sếp với tư cách 1 leader thực thụ sẽ bỏ qua tất cả điều này nếu họ là 1 lãnh đạo không thiên vị.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo