Quản trị dự án

6 cách để giảm thiểu “cơn ác mộng” quản lý vi mô

Micromanagement (Quản lý vi mô) là gì?

Micromanagement (Quản lý vi mô) có thể định nghĩa là cách thức quản lý nhân sự theo chiều hướng quá chi tiết và đôi khi can thiệp quá sâu vào những nhiệm vụ của nhân viên. Micromanager sẽ luôn soi xét hành động, tác phong và quá trình làm việc của nhân viên, đưa ra nhận xét và phê bình thay vì hướng dẫn cách thực hiện công việc.

Dễ thấy nhất, các nhà quản lý vi mô không bao giờ để nhân viên hoạt động độc lập. Họ liên tục kiểm soát quá trình, quan sát từng chi tiết từng và đưa ra rất nhiều đánh giá, nhận xét, đề xuất ngay cả khi không cần thiết. Họ luôn cố gắng tham gia vào cả các nhiệm vụ có thể dễ dàng giao phó cho cấp dưới của mình. Cách thức này thường không nhận được sự hưởng ứng từ nhân viên, làm mất tinh thần làm việc, cũng như khiến họ cảm thấy không được công nhận.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi mặt của quản lý vi mô đều xấu. Nó có thể mang lại các lợi ích phong phú cho tổ chức khi được xử lý đúng cách và được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.

Làm thế nào để nhà quản lý áp dụng micromanagement thành công?

Để có thể áp dụng thành công quản lý vi mô, các nhà quản lý cần:

  • Có kiến ​​thức chuyên sâu và hiểu rõ về nhiệm vụ đang được giao phó: Micromanagement sẽ có hiệu quả nếu người quản lý nắm rõ kiến thức chuyên môn của nhiệm vụ đang được giao phó, mục đích cũng như kết quả đầu ra của nhiệm vụ. Từ đó, nhà quản lý sẽ đóng vai trò như một chuyên gia, dễ dàng phát hiện vấn đề và hướng dẫn nhân viên của mình loại bỏ đi vấn đề, chứ không phải là người soi xét rồi đưa ra mệnh lệnh.
  • Tôn trọng và kết nối với nhân viên: Giao tiếp rõ ràng và thân thiện là điều bắt buộc nếu nhà quản lý muốn biến micromanagement thành một phương pháp quản trị tích cực trong doanh nghiệp. Nhà quản lý cần kiên nhẫn, bình tĩnh và tôn trọng trong các cuộc hội thoại, không chỉ trích hoặc xúc phạm tới vị trí công việc, kinh nghiệm và kiến ​​thức của nhân viên. 
  • Lắng nghe: Hãy học cách lắng nghe ý kiến và phản hồi từ nhân viên. Họ là những người đang làm việc và biết rõ nhất những vấn đề họ đang gặp phải, đừng xem nhẹ và bỏ qua các thắc mắc từ họ. Tương tự, nhà quản lý cũng nên sẵn sàng chia sẻ chân thành khi nhân viên có dấu hiệu đi lệch với mong đợi của bạn.
  • Đặt mục tiêu rõ ràng: Các mục tiêu và kết quả mong đợi của từng nhiệm vụ giao phó cho từng nhân viên phải được xác định và truyền thông rõ ràng. Nếu đã có điểm chuẩn để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên, nhà quản lý có thể để họ tự chủ trong công việc và dễ dàng đánh giá mức độ hoàn thành công việc.
Tham khảo:   Khái niệm cơ bản về PMP: Dự án và công việc vận hành

6 bí quyết để nhân viên giảm thiểu cơn ác mộng từ quản lý vi mô

Quản lý vi mô thường phát triển từ sự bất an. Sự bất an xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, nhưng bạn có trách nhiệm phát hiện ra nguyên nhân gốc rễ và giảm thiểu vấn đề dẫn đến sự bất an này. Các chuyên gia quản lý nhận định quản lý vi mô thường bắt nguồn từ một trong những yếu tố sau:

  • Thiếu tin tưởng dành cho nhân viên
  • Thiếu kinh nghiệm quản lý
  • Cần chứng tỏ tầm quan trọng của bản thân
  • Sợ thất bại

Hoặc, có thể nhà quản lý chỉ muốn giúp đỡ nhân viên, nhưng theo chiều hướng can thiệp quá mức cũng có thể trở thành quản lý vi mô tiêu cực.

Trong trường hợp này, nhân viên nên cập nhật tình trạng công việc, tiến độ dự án thường xuyên và chủ động chia sẻ về các kết quả công việc với nhà quản lý, điều này sẽ giúp làm giảm nỗi bất an của nhà quản lý. V

Việc bạn cẩn thận và chỉn chu trong từng chi tiết, hoàn thành tốt các công việc dù là nhỏ nhất, sẽ giúp nhà quản lý cảm thấy tin tưởng, và giúp bạn nhận được sự tín nhiệm từ cấp trên.

Tham khảo:   MỌI KIẾN THỨC VỀ PMO

Chủ động review lại phần công việc của chính bạn. Bạn có hoàn thành công việc đúng tiến độ? Bạn có cần chỉnh sửa và sửa đổi từ những người khác về phần công việc của mình không? Bạn có cần lời nhắc nhở để hoàn thành nhiệm vụ của mình? Trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ tự đánh giá được quá trình làm việc của mình có hiệu quả không, từ đó cải thiện bản thân để giảm thiểu sự quản lý vi mô từ sếp.

Hãy chủ động đảm nhận công việc hoặc dự án mà bạn tự tin rằng mình có thể hoàn thành tốt. Sau đó, hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên thông báo về tiến độ công việc cho sếp. Điều này không chỉ giúp củng cố sự tự tin của bạn mà còn tăng cả kỹ năng ủy quyền của sếp.

Không phải ai cũng sẵn sàng nhận lỗi khi gặp khó khăn hay thất bại trong công việc, nhưng điều đó chắc chắn sẽ không để lại một ấn tượng đẹp với cấp trên của mình. Hãy nhận lỗi, tìm ra gốc rễ vấn đề và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và đưa ra cách giải quyết phù hợp trong trường hợp tương tự. Điều này sẽ khiến nhà quản lý cảm thấy yên tâm vì mọi thông tin đều được truyền thông và bạn luôn tự chủ động trong mọi tình huống.

Tham khảo:   Team charter (Điều lệ nhóm) là gì? Thành phần của Điều lệ nhóm?

Một trong những cách tốt nhất để hạn chế việc bị quản lý vi mô là cung cấp cho cấp trên những điều họ muốn trước khi được ra lệnh. Có thể là hoàn thành công việc trước thời hạn, chủ động nhận trách nhiệm về phần công việc sắp được giao hoặc chủ động nhận thấy vấn đề đang phát sinh và tìm cách giải quyết. 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo