Kỹ năng quản lý bản thân

6 Thói quen đọc tư duy tích cực từ Harvard

Đọc tích cực là hoạt động tương tác với văn bản, đây cũng là kỹ năng tối cần thiết đối với sự thành công trong học tập và công việc, cũng như sự phát triển trí tuệ của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy những sinh viên có cách đọc chủ động sẽ lưu giữ thông tin lâu hơn. Nhưng làm cách nào để tập thói quen đọc tích cực, đọc và tư duy sâu, dưới đây là 6 thói quen được trường Harvard chỉ ra để giúp đỡ người đọc trong việc luyện tập thói quen đọc sao cho hiệu quả nhất. Có thể bước đầu bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bạn không còn chỉ phải đưa ánh mắt để đọc con chữ mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Những sẽ nhanh chóng trở thành thói quen, nếu bạn chịu khó tuân thủ những nguyên tắc sau, và bạn sẽ thấy được sự tiến bộ:

1.       Xem trước

Nhìn ” xung quanh ” văn bản trước khi bạn bắt đầu đọc. Bạn có thể đã có dịp đọc một phiên bản trước đây, nhờ đó cố gắng định ra khoảng thời gian cần thiết để đọc xong. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bố cục, “sứ mạng” của văn bản đó. Việc xem trước cho phép bạn cải thiện suy nghĩ về văn bản sắp đọc, liệu rằng tác giả muốn gửi gắm gì? Những ấn tượng đầu tiên sẽ hỗ trợ cho quá trình đọc chuyên sâu của bạn. Ví dụ:

– Sự xuất hiện của những tiêu đề, các khái niệm trừu tượng, hoặc các tài liệu bổ sung khác cho bạn biết được điều gì?

– Bạn có biết tác giả này chưa? Nếu rồi thì cũng thông tin trước đây có ảnh hưởng đến nhận thức cảu bạn về những gì bạn sắp đọc hay không? Nếu tác giả không quen thuộc, vậy thì tác giả đó được giới thiệu như thế nào, về tiểu sử, các công trình, sản phẩm nghiên cứu.

– Bố cục của văn bản như thế nào? Có phải tài liệu được chia thành nhiều đề mục, các chương, phần hoặc như thế nào khác? Liệu các phần của đoạn có giúp bạn hiểu rõ về những quan điểm, ý đồ của tác giả, của tác phẩm hay không?

– Liệu văn bản có được bố cục theo một chuẩn nhất định? Ví dụ, các bài viết báo, tạp chí có những đặc điểm dễ nhận ra, sách giáo khoa hay các bài tiểu luận sẽ được tổ chức nội dung hoàn toàn khác.

Tham khảo:   9 cách quản lý thời gian hoàn hảo của người thành đạt

2.       Chú giải

Chú thích yêu cầu bạn phải tích cực trong quá trình đọc, đây có thể coi là hành động “đối thoại” với tác giả, đưa ra những vấn đề hay ý tưởng bạn gặp phải khi đọc tài liệu. Nó cũng là một cách để có một cuộc trò chuyện với chính bản thân người đọc khi bạn đọc giở từng trang, ghi lại những điều bạn suy nghĩ. Làm cho bạn đọc suy nghĩ chuyên sâu, đây là cách :

– Vứt bỏ bút dạ quang (highlighter) của bạn : việc bạn highlight dường như là một chiến lược đọc tích cực nhưng thực sự có thể làm xao lãng việc đọc hiểu của bạn. Những vạch màu vàng sáng trên một trang giấy sẽ khiếp bạn khó hiểu ở lần đọc lại tiếp theo. Bút hoặc bút chì sẽ là một lựa chọn tốt hơn, cho phép bạn làm được nhiều trong việc ghi chú thêm vào.

– Đánh dấu bên lề văn bản của bạn với các từ và cụm từ : ý tưởng nảy ra trong đầu bạn, lưu ý về những điều mà dường như quan trọng với bạn, nhắc nhở như thế nào vấn đề này. Loại tương tác này duy trì tiềm thức của bạn trong quá trình đọc. Sau này khi đọc lại, những ghi chú này sẽ kích thích bộ nhớ lại cho bạn.

– Đưa ra những ký hiệu biểu tượng riêng của bạn: ví dụ, dấu (*) là một ý tưởng quan trọng, hoặc sử dụng một dấu chấm than cho đáng ngạc nhiên, vô lý, kỳ lạ ( !). Tính cá nhân trong việc ký hiệu tượng hình như vậy sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình đọc, cũng như hữu ích khi bạn tìm kiếm lại những tài liệu, nội dung cần thiết cho nghiên cứu sau này.

– Tập thói quen đưa ra câu hỏi cho chính mình: “Điều này có ý nghĩa là gì?” “Tại sao phải đọc văn bản này?” Ghi câu hỏi ra lề ở đoạn văn, ở đoạn đầu hoặc đoạn cuối của phân mục. Đó là một “lời nhắc nhở” cho bạn về việc phải nghiên cứu, tìm tòi thêm để trả lời cho những câu hỏi đó.

 

3.       Phác thảo, tóm tắt, và phân tích

Phác thảo, tổng kết, phân tích: phân tích những thông tin đượ cung cấp và cố gắng giải thích theo ngôn ngữ dễ hiểu nhất đối với bạn. Phác thảo lại các ý của văn bản là một cách chú thích khác, bắt đầu bằng những chữ số La Mã. Phác thảo cho phép bạn nắm được sườn bài : luận điểm, các điểm bổ sung, giải thích, bằng chứng và ví dụ, cũng như là kết luận. Với bài đọc mang nặng tính chuyên sâu, thì bạn phải tìm được bộ khung dàn ý mới nắm rõ được vấn đề cần truyền tải. Hành động tổng kết, tóm ý sẽ kết nối các ý tưởng lại với nhau một cách rõ ràng rành mạch, yêu cầu bạn phải nắm vững được vấn đề.

Tham khảo:   Tiết kiệm mỗi tháng, không khó như bạn nghĩ!

Phân tích là việc thêm vào tư duy của người đọc trong quá trình tổng kết ý, không chỉ là việc ghi chép lại những ý đã diễn đạt của tác giả, mà kết hợp thêm ý tưởng, phân tích logic, nhận định, cảm nhận của người đọc. Trả lời cho những câu hỏi:

– Tác giả muốn đánh giá vấn đề gì?

– Người đọc phải tin và chấp nhận những luận điểm nào của tác giả?

– Lý do và bằng chứng đưa ra đã đủ thuyết phục tôi? Bằng chứng mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất tác giả cung cấp là gì

– và tại sao nó hấp dẫn?

4.       Tìm kiếm những chỗ lặp và phân tích ngôn ngữ sử dụng

Cách ngôn tữ được chọn lọc, sử dụng và đặt trong văn bản cũng là một vấn đề quan trọng, thể hiện trình độ của tác giả vì tác giả hy vọng bạn thu lượm được từ lập luận của mình. Nó cũng có thể cho người đọc thấy được ý thức hệ, sự ẩn ý hay thành kiến của tác giả. Tìm những thứ sau:

– Hình ảnh được sử dụng nhiều

– Những từ ngữ được lặp đi lặp lại, cụm từ, các loại ví dụ, hoặc hình minh họa

– Cách nhất quán trong việc tạo đặc trưng riêng cho người, các sự kiện, hoặc các vấn đề.

5.       Đặt trong bối cảnh

Một khi bạn đã đọc xong tích cực và chú thích, hãy dành thời gian để đặt tác phẩm vào một quan điểm nào đó. Khi đặt trong một bối cảnh cụ thể, về cơ bản là bạn “xem lại” dưới một góc độ có thể khác đi bởi hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, tài liệu hoặc trí tuệ của mình. Liệu yếu tố này thay đổi hoặc ảnh hưởng như thế nào bạn xem một phần của vấn đề? Cũng nên xem và đọc qua lăng kính kinh nghiệm của riêng bạn. Sự hiểu biết của bạn về vấn đề đó và tầm quan trọng của họ luôn luôn được định hình bởi những gì bạn đã biết và giá trị sống trong một thời gian.

Tham khảo:   Vì sao Growth Mindset (tư duy cầu tiến) sẽ quyết định thành công của bạn?

6.       So sánh và tương phản

Đặt các đoạn văn với nhau để xác định được mối quan hệ của nó (ẩn hoặc rõ ràng).

– Mục đích của việc hành văn đoạn văn này là gì?

– Liệu đoạn văn này có đóng góp gì cho ý tưởng toàn tác phẩm?

– So sánh với những khái niệm, quan điểm của những văn bản trước đây như thế nào? Nó tiếp tục, chuyển hướng hay mở rộng trọng tâm của tác phẩm trước đó?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo