Kỹ năng quản lý bản thân

Quản lý bản thân tốt hơn với 5S + 4D

5S + 4D là gì?

5S là mô hình quản lý chất lượng hàng hóa hiện đại, được áp dụng nhiều trong các tập đoàn lớn của Nhật. 4D là những tố chất cần thiết của một doanh nhân do các chuyên gia kinh tế Canada nghĩ ra. Nào hãy cùng xem cách vận dụng 2 mô hình riêng biệt này vào quản lý bản thân như thế nào nhé.

1. Mô hình sản xuất 5S

Mô hình sản xuất 5S (Nguồn: ipqi)

Seiri – sàng lọc

Khi chúng ta ăn thì cũng cần phải lựa chọn thức ăn phù hợp với sức khỏe và điều kiện của bản thân, vậy nên tiếp thu những thông tin và kiến thức mới cũng cần phải theo nguyên tắc như chọn thức ăn để tránh “bội thực”. Yêu cầu thực hiện tốt quy tắc này là bạn phải luôn giữ cho tinh thần tỉnh táo, sáng suốt, phân tích vấn đề thật tốt để có những lựa chọn “tinh túy” nhất và “hấp thụ” chúng vào bản thân mình.

Seiton – sắp xếp

Đây là kỹ năng rất cần thiết nếu bạn muốn quản lý bản thân hiệu quả bởi bạn không thể mong thời gian trôi chậm lại để bạn ngủ nướng thêm được mấy phút hay một ngày dài hơn 24 tiếng để bạn kéo dài deadline của mình.

Bạn cần phải có cho mình một bản kế hoạch rõ ràng cụ thể từng khoảng thời gian trong ngày và những công việc cần làm trong ngày hay thậm chí trong tuần để không tồn đọng công việc. Nói thì dễ nhưng làm thì khó nhưng không phải là không thể, hãy tập lập kế hoạch theo từng ngày rồi theo từng tuần, bạn sẽ thấy công việc và cuộc sống của bạn dễ dàng và trôi chảy hơn.

Gợi ý cho bạn là bạn có thể dùng những công cụ hỗ trợ như Trello hay tự vẽ cho mình bảng thời gian biểu theo ý thích để tự gây ấn tượng với bản thân từ đó tạo nên động lực làm việc.

Tham khảo:   Nghệ thuật quản lý cuộc sống đơn giản nhưng cực hiệu quả giúp những người bình thường trở nên xuất chúng

Seiso – sạch sẽ

Bạn có thấy là làm việc và học tập trong một môi trường gọn gàng và ngăn nắp sẽ giúp bạn thoải mái và tràn đầy năng lượng hơn không? Nếu góc làm việc hay học tập của bạn đang bừa bộn và khi cần tìm một thứ gì đó, bạn vẫn loay hoay mất thời gian để tìm.

Sự ngăn nắp, sạch sẽ mang lại cảm giác thoải mái và tạo động lực làm việc cho bạn (Nguồn: yeugiadinh)

Vậy thì ngay bây giờ hãy dành thời gian sắp xếp và chăm chút nó lại một chút, trang trí đẹp mắt một chút, đặt một chậu cây nho nhỏ để tại không gian xanh cho nơi này. Tin tôi đi, bạn sẽ có động lực làm việc hơn và kích thích cho sự sáng tạo của bạn đấy.

Seiketsu – săn sóc

Bạn quá đam mê công việc, bạn luôn trong tâm trạng sợ trễ deadline nên thức khuya dậy sớm để hoàn thành. Công việc thì vẫn phải hoàn thành, nếu có trễ thì do bạn ban đầu chưa có kế hoạch rõ ràng thôi chứ sức khỏe của bạn không có lỗi nên hãy suy nghĩ đến nó một chút nhé.

Ăn uống chỉ cần đủ bữa là được, dành khoảng 15 phút mỗi buổi làm việc để thư giãn, trò chuyện điện thoại hay dành 1 đến 2 buổi tối ra ngoài với gia đình và bạn bè, điều này sẽ giúp cho bản thân bạn thoải mái hơn và nạp đủ năng lượng cho bạn khi bạn trở lại với công việc.

Shisuke – sẵn sàng

Nếu thực hiện đúng và đủ 4 điều ở trên thì bạn sẽ luôn trong tâm thế SẴN SÀNG “chiến đấu”, cống hiến năng lượng và nhiệt huyết của mình cho công việc. Sẵn sàng ở đây là bạn đã trang bị cho mình đủ trí và lực để vượt qua mọi thử thách mà bạn phải đối mặt trong cuộc sống và công việc.

Tham khảo:   Tạo động lực để có thể làm bất kỳ việc gì qua 3 bước đã được khoa học chứng minh

2. Mô hình quản lý 4D

Quản lý bản thân là rất cần thiết để mọi việc thành công (Nguồn: SEOceros)

Desire – khát khao

“Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”.

Bạn chỉ cần có khát khao và khát khao ấy phải đủ lớn để dẫn đến hành động thì tương lai của bạn là do bạn quyết định. Đơn giản là vì bạn xác định được bạn muốn làm gì, muốn trở thành gì và cống hiến gì. Sống có khát khao là cuộc sống đáng giá nhất đấy.

Drive – động lực

Đâu là “động cơ” thúc đẩy “cỗ máy” khát khao của bạn ngày càng cháy bỏng để tạo nên hành động của bạn hiện tại. Bạn cần phải xác định rõ động lực ấy là gì để khi mà “ngọn lửa” khát khao trong bạn bỗng vụt tắt thì bạn còn có thể “mồi” nó trở lại bằng cái động lực khi mà bạn bắt đầu, từ đó tiếp tục duy trì nó để nó giúp bạn hoàn thành cái khát khao lâu nay của bạn.

Discipline – kỷ luật

Nếu động lực không đủ để bạn hành động dứt khoát và đến cùng thì kỷ luật là cách mà bạn “chỉnh đốn” lại bản thân mình. Đôi khi bản thân tự bịa cho mình những lý do để trì hoãn thời gian hoàn thiện khát khao của mình, kỷ luật sẽ làm bạn “thức tỉnh” khỏi mớ hỗn độn lý do “vô nghĩa” đó.

Tuy nhiên, kỷ luật phải có kế hoạch nhé, đừng quá khắt khe mà quên đi Seiketsu (săn sóc) phía trên đấy.

Determination – quyết tâm

Có khát khao, có động lực, có kỷ luật rồi thì thêm quyết tâm nữa là đủ để mọi việc bạn làm đều thành công. Đã gọi là quyết tâm thì phải quyết tâm đến tận cùng, không được “mất lửa” ở những giây phút quan trọng hay một khoảnh khắc bất chợt làm bạn nản chí nhé.

Tham khảo:   Kỹ năng tự nhận thức là gì?

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm động lực để cải thiện bản thân và có kế hoạch cụ thể cho tương lai của mình.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc