Kỹ năng quản lý bản thân, Quản lý tài chính cá nhân, Tinh thần làm chủ và chịu trách nhiệm

Những cách tiết kiệm tiền thực tế

Tiết kiệm trước sau đó chỉ tiêu phần còn lại được cho là nguyên tắc cơ bản và cần thiết để tiết kiệm tiền.

1. Thay đổi tư duy tiền bạc

Niềm tin về tiền bạc tác động đến hành động của chúng ta. Trước khi tiết kiệm được tiền, bạn phải có niềm tin mình sẽ làm được. “Nếu tiềm thức có niềm tin không thể làm được điều đó, bạn sẽ sẽ không bao giờ làm được”, Amanda Abella, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Make Money Your Honey, cho biết.

Đó là lý do tại sao Abella khuyến khích mọi người tìm kiếm thông tin về ý thức làm giàu và tư duy về tiền bạc. Từ việc đọc những cuốn sách như Suy nghĩ và làm giàu của Napoleon Hill, đến nghe các podcast về tài chính, bạn có thể hình thành niềm tin rằng mình có thể giàu có và ổn định tài chính.

Souffrant, một giảng viên giáo dục tài chính, nói rằng chuyển tư duy thành “tôi sẽ tiết kiệm trước, sau đó chi tiêu những gì còn lại, thay vì ngược lại” là cơ bản và cần thiết.

2. Phải có ngân sách

Nếu bạn không biết đang tiêu bao nhiêu so với những gì kiếm được, rất khó để đạt được bất kỳ tiến bộ tài chính nào. “Ngân sách hoặc kế hoạch chi tiêu rất hữu ích vì nó cung cấp cho bạn một bản kiểm kê về thói quen của mình: bạn chi tiêu vào việc gì và ngân sách bị rò rỉ ở đâu”, Souffrant giải thích.

Chuyên gia này khuyến nghị ghi lại chi tiêu trong 2-3 tháng bằng sổ sách, bảng tính hoặc một ứng dụng. Xem sao kê tài khoản để xác định số tiền đã tiêu cho từng hạng mục. Từ đó, bạn sẽ biết được tiền bị rò rỉ ở đâu và có hướng điều chỉnh.

3. Thiết lập các mục tiêu rõ ràng

“Xác định mục tiêu càng cụ thể càng tốt”, tiến sĩ Tanya Ince, chuyên gia về tiền bạc và tư vấn kinh doanh, khuyên.

Nếu mục tiêu của bạn là một chuyến du lịch nước ngoài, hãy ước tính tổng chi phí. Khi nó rõ ràng, bạn sẽ biết mình phải tiết kiệm bao nhiêu và phải tiết kiệm số tiền đó trong bao lâu.

Ince khuyên nên in ảnh chiếc ôtô hay điểm du lịch bạn muốn và dán lên ngay cửa tủ lạnh hay màn hình máy tính để nhắc nhở mình mỗi ngày.

Tham khảo:   Có nên từ chối công việc không thuộc về mình?

“Nếu chúng ta có quá nhiều mục tiêu sẽ bị quá tải và đưa ra các quyết định tài chính kém cỏi. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải chọn một hoặc hai mục tiêu được ưu tiên hàng đầu. Nếu điều quan trọng là phải tiết kiệm cho một ngôi nhà, mà phải từ bỏ chuyến đi, cũng đừng buồn vì bạn luôn có thể làm mình hài lòng với một lựa chọn thay thế ít tiền hơn.

4. Tự động

Nhiều người muốn tiết kiệm nhưng thường chi tiêu trước, còn lại bao nhiêu mới gửi tài khoản. Kết quả là họ hiếm khi đạt được mục tiêu. Để hiệu quả, hãy tự động hóa. Cài đặt tự động chuyển sang tài khoản tiết kiệm ngay khi lương về. Bạn có thể chọn con số phù hợp với mình mỗi tháng.

5. Bắt đầu nhỏ và nhất quán

“Nghiên cứu cho thấy mọi người tăng số tiền tiết kiệm theo thời gian. Điều khó nhất là bắt đầu. Vì vậy, hãy bắt đầu từ những khoản nhỏ và tiết kiệm thường xuyên”, Ince khuyến khích.

Nhiều người nói “Tôi làm việc chăm chỉ, tôi đáng với điều này. Cuộc sống ngắn ngủi và tôi không thể mang tiền xuống mồ”. Nhưng vấn đề ở đây là không phải bạn có xứng đáng với một thứ gì đó hay không, mà cần hiểu thời gian một đi không trở lại. Nếu bạn tiết kiệm những khoản nhỏ, vẫn có thể tận hưởng cuộc sống.

“Tiết kiệm tiền không đồng nghĩa với việc phải nhịn ăn nhịn mặc. Mục tiêu dài hạn như mua nhà hoặc đi du lịch quốc tế có vẻ xa vời. Nhưng nếu bạn tiết kiệm một cách nhất quán theo thời gian, bạn sẽ đạt được điều đó”, Souffrant giải thích.

Việc này giống như đi đến phòng tập thể dục, bụng sẽ không phẳng lì ngay lập tức. Nhưng nếu bạn tập luyện trong cả tháng thì sẽ thấy khác biệt. Hãy bắt đầu và nhất quán. Bản thân trong tương lai sẽ cảm ơn bạn. “Hãy cam kết tăng khoản tiết kiệm lên 1% mỗi năm”, Ince gợi ý.

Những cách tiết kiệm tiền thực tế

6. Xác định những nơi tốt nhất cho các quỹ

Bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm không phải lúc nào cũng là lựa chọn sinh lợi nhất. Souffrant giải thích rằng bạn đặt tiền vào đâu tùy thuộc vào việc cần nó để làm gì.

Tham khảo:   Tạo động lực để có thể làm bất kỳ việc gì qua 3 bước đã được khoa học chứng minh

Nếu là một quỹ khẩn cấp, nó nên bằng 3-6 tháng phí sinh hoạt và thì không nên gửi tiết kiệm mà nên giữ bằng tiền mặt để lấy ra bất cứ lúc nào. Quỹ này không phải chỉ dùng trong trường hợp tiêu cực, mà số tiền tăng thêm cũng cho phép bạn có được những bất ngờ, chẳng hạn du lịch hay tham gia một khóa học.

Ngoài quỹ này, còn có các quỹ hưu trí hoặc đầu tư. Nếu bạn đang tiết kiệm không cho mục tiêu ngắn hạn, có thể xem xét quỹ tương hỗ, hoặc hưu trí sẽ nhận được lãi suất cao hơn.

Souffrant nói, đầu tư vào cổ phiếu rủi ro hơn nhưng mang lại lợi nhuận và theo thời gian cao hơn nhiều so với tài khoản tiết kiệm. Vì vậy, đừng đầu tư số tiền bạn cần trong thời gian tới.

Còn Abella khuyên nên mở các tài khoản tiết kiệm khác nhau với những cái tên được gắn nhãn đại diện cho mục tiêu của bạn: tiền mua nhà, chuyến du lịch nước ngoài…

7. Tăng thu nhập

Để có thêm thu nhập, hãy yêu cầu tăng lương, làm thêm giờ hay làm một công việc phụ. “Đối với những người không có chênh lệch lớn giữa chi tiêu và thu nhập, sẽ không có nhiều tiền để tiết kiệm. Trong những trường hợp này, tập trung vào việc tăng thu nhập là chiến lược tốt nhất”, Abella nói.

Điều quan trọng là bạn phải có tiền từ các nguồn khác nhau. Cho dù đó là làm việc tự do, trở thành người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hay bán các mặt hàng không cần nữa sẽ có thể dành ra nhiều tiền hơn.

8. Tìm kiếm người đồng hành

Cũng giống như việc thay đổi bất kỳ thói quen nào, kiên trì mục tiêu tiết kiệm không hề dễ dàng. Tìm một ai đó hoặc một nhóm để bạn chịu trách nhiệm có thể tạo ra sự khác biệt.

Khi có người hỗ trợ trên hành trình, bạn có nhiều khả năng sẽ được tiếp thêm động lực và đi đến đích. Ngoài ra bạn cũng có thể nghe podcast, tham gia hội nhóm tiết kiệm, đọc tài liệu truyền cảm hứng để giúp mình tập trung và có động lực hơn. Nếu những người xung quanh bạn không thay đổi, hãy kết nối với các nhóm và tài nguyên trực tuyến sẽ giúp thúc đẩy bạn.

Tham khảo:   Xây dựng quỹ tiết kiệm cho riêng mình, bạn đã biết?

9. Bắt đầu ngay bây giờ

“Càng chờ đợi lâu, chúng ta càng mất nhiều tiền. Sức mạnh của thời gian và sự tích lũy là rất lớn. Sự khác biệt là hàng trăm nghìn đôla”, Ince nói.

Nếu bạn bắt đầu gửi tiết kiệm ngay bây giờ, tiền lãi không chỉ tích lũy trên số tiền ban đầu mà là lãi mẹ đẻ lãi con. Ví dụ: Nếu bắt đầu tiết kiệm 300 đôla một tháng ở tuổi 25 và làm điều đó liên tục thì đến 65 tuổi, bạn sẽ tích lũy được một triệu đôla (giả sử lãi suất 8%). Nếu bắt đầu ở tuổi 35, tiết kiệm cùng một số tiền hàng tháng với cùng lãi suất, bạn sẽ chỉ có 450.000 đôla ở tuổi 65. Nếu bắt đầu ở tuổi 45, số tiền giảm xuống còn 178.000 đôla và ở tuổi 55 sẽ chỉ là 56.000 đôla.

Nhưng đừng nản lòng nếu bạn bắt đầu muộn hơn vì thà có còn hơn không.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo