01. Quản Trị Sản Xuất, 10. Phát Triển Năng Lực Cá Nhân, Quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là gì? 9 nguyên tắc và công cụ hỗ trợ quản lý phổ biến nhất

Quản lý tài chính cá nhân là cách sử dụng tiền sao cho hợp lý theo nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, dự định tương lai… Và có một nguồn lập dự phòng khi có trường hợp rủi ro, khẩn cấp. Để quản lý tài chính hiệu quả, bạn phải nắm được các nguyên tắc cũng như cách thực hiện tốt được đề xuất dưới đây

Tại sao cần phải quản lý dòng tiền tài chính cá nhân?

  • Quản lý tài chính cá nhân để hiểu về tiền của mình

Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu về dòng tiền và nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình hơn. Nhờ đó, bạn sẽ biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập hoặc phải giảm chi tiêu hay không, hoặc khoản đầu tư tài chính cá nhân nào phù hợp,… Bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền của mình. Để thuận tiện và dễ dàng trong việc quản lý chi tiêu, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu tài chính cá nhân miễn phí.

  • Đảm bảo tài chính ổn định

Bên cạnh thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền, hàng tháng bạn còn có những khoản chi tiêu. Do đó, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, chi tiêu hợp lí và có thể tiết kiệm từ thu nhập, bạn nên biết cách quản lý tài chính cá nhân sao cho thật hiệu quả.

biết cách quản lý sẽ giúp đảm bảo tài chính ổn định
Quản lý tài chính cá nhân rất quan trọng cho sự thành công mỗi người (Nguồn Internet)
  • Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân

Khi am hiểu về quản lý tài chính, bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai như: mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính cá nhân,… Bên cạnh đó bạn cũng biết được khả năng và thời gian đạt được của những mục tiêu này.

  • Chủ động tài chính trong mọi trường hợp

Khoản dự phòng vô cùng quan trọng đối với cá nhân và gia đình bạn. Giúp bạn chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ như tai nạn, bệnh tật,… Do đó, việc lập kế hoạch và quản lý tài chính vô cùng quan trọng, mang lại sự an tâm cho bạn và người thân.

  • Quản lý và hạn chế các khoản nợ

Các khoản nợ thật ra không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc có quá nhiều khoản nợ và quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Để hạn chế điều đó, bạn áp dụng cách quản lý tài chính để tránh các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lý.

  • Gia tăng tài sản của bạn
Tham khảo:   Kỹ năng đàm phán hợp đồng và các nguyên tắc đàm phán

Việc am hiểu về tài chính và lập các mục tiêu tương lai mà quản lý tài chính cá nhân mang lại, sẽ giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng. Giúp bạn đầu tư tài chính cá nhân đúng đắn, loại bỏ các khoản nợ không cần thiết, gia tăng khoản tiết kiệm.

  • Quản lý tài chính tốt giúp nâng cao mức sống

Kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp bạn gia tăng tài sản, ổn định tài chính và có các khoản dự phòng bảo đảm cuộc sống an toàn. Từ đó bạn có các khoản dư dả để đầu tư vào bản thân, thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch, mua sắm và nâng cao mức sống.

Áp dụng cách quản lý tài chính tốt giúp gia tăng tài sản của bạn (Nguồn: Internet)

9 Nguyên tắc cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trong 30 ngày

Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách

Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản trị tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có. Lưu ý là nên liệt kê càng chi tiết càng tốt. Điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lý nhất.

Nguyên tắc 2: Kiểm soát chi tiêu và cắt giảm các khoản không quan trọng

Nên hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu theo ngày, tháng và năm, từ đó xác định các khoản chi tiêu cần thiết và các khoản có thể cắt giảm. Ví dụ, mỗi tháng bạn phải tốn một số tiền nhất định cho các nhu cầu cơ bản như ăn uống, nhà ở, đi lại,… Đó là những khoản chi tiêu không thể cắt giảm. Ngược lại, bạn có thể giảm bớt các khoản chi phí cho việc shopping, xem phim, tụ tập cùng bạn bè,…

Nguyên tắc 3: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng với các hạn mức tín dụng, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt. Điều đó khiến bạn dễ chi tiêu quá tay và cuốn vào các đợt “flash sale” mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính của bạn với các khoản bội chi cần thanh toán.

Tham khảo:   6 Sigma là gì? Áp dụng 6 Sigma trong quản lý chất lượng

Nguyên tắc 4: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi

Khoản dự phòng ngoài chức năng giải quyết các rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm mà bạn có thể đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư tài chính phù hợp và an toàn như gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy,…

Nguyên tắc 5: Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Bạn nên chi tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được, để có thể tích lũy lại một phần tiền để dùng cho tương lai hoặc đầu tư. “Không nên tiêu quá 10% số tiền bạn kiếm được” là một nguyên tắc tiêu dùng và quản lý tài sản mà nhiều chuyên gia khuyến nghị. Một ví dụ về tài chính cá nhân, nếu thu nhập của bạn là 15 triệu đồng mỗi tháng, bạn không nên mua đôi giày có giá hơn 1,5 triệu đồng.

Nguyên tắc 6: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý chi tiêu

Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý chi tiêu. Bên cạnh đó, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài. Tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các con số sao cho phù hợp với bản thân nhất.

Nguyên tắc 7: Trích 10-15% khoản thu nhập hàng tháng để tiết kiệm

Tiết kiệm ít nhất từ 10 – 15% nguồn thu nhập hàng tháng là nguyên tắc cơ bản nhưng đem lại hiệu quả cực kỳ cao đối với người mới bắt đầu thực hiện quản trị tài chính cá nhân. Sau đó, bạn có thể nâng dần mức tiết kiệm tùy vào thu nhập hiện tại của bản thân.

Nguyên tắc 8: Đầu tư vào bản thân bằng cách mua các quỹ phòng hộ hoặc bảo hiểm nhân thọ

Hiện nay, các sản phẩm như bảo hiểm nhân thọ hoặc quỹ phòng hộ được mọi người cân nhắc lựa chọn đầu tư cho bản thân. Bởi vì nó không chỉ giúp bảo vệ tài chính của người tham gia trước các rủi ro trong cuộc sống mà còn kết hợp thêm các quyền lợi tích lũy và đầu tư. Điều này vừa giúp người tham gia rèn luyện thói quen quản lý chi tiêu hợp lý vừa có một nguồn tiền dư dả dành cho việc nghỉ hưu.

Tham khảo:   6 Lợi ích của Sản xuất Tinh gọn Lean Manufacturing

Nguyên tắc 9: Tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác

Bạn có thể tìm thêm một số công việc làm ngoài giờ khác để tăng thu nhập thụ động tùy vào năng lực và sở thích của bản thân. Chẳng hạn như nếu có khả năng viết lách tốt, bạn có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến phát triển nội dung, lên kịch bản,… Tuy nhiên, bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý để có thể đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo