Tinh thần làm chủ và chịu trách nhiệm

5 Cách Để Có Được Tinh Thần Chủ Động Trong Công Việc

Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, nếu được hỏi “Bạn có phải là người chủ động trong công việc không?”, bạn sẽ trả lời như thế nào? Tính chủ động trong công việc là ưu điểm cũng là phẩm chất giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, có nhiều lợi thế khi làm việc và được cấp trên tín nhiệm.

Vậy chủ động trong công việc là gì và làm sao để hình thành tinh thần chủ động trong công việc? 5 cách sau đây sẽ khiến bạn không còn đau đầu về vấn đề này nữa. Đọc và áp dụng ngay nhé!

Chủ động trong công việc là gì? 

Để hiểu được chủ động trong công việc là gì, hãy đi từ định nghĩa về chủ động. Chủ động trong tiếng Anh là proactive.

Theo từ điển ​​​​​​Merriam-Webster, chủ động là hành động lường trước được những vấn đề, nhu cầu và thay đổi trong tương lai. Tính chủ động thể hiện ở suy nghĩ về tương lai và tập trung vào những việc trong tầm kiểm soát thay vì những gì ngoài tầm kiểm soát. Chủ động cũng bao gồm trách nhiệm.

Có thể cho rằng khái niệm về sự chủ động trở nên phổ biến sau khi cuốn sách 7 Habits Of Highly Effective People (7 Thói Quen Hiệu Quả) của Stephen Convey được xuất bản và đón đọc rộng rãi. Chủ động chính là thói quen đầu tiên được nhắc đến trong cuốn sách này.

Trái ngược với chủ động là thụ động (reactive), nghĩa là chỉ đơi cho sự việc xảy đến với mình và hành động theo nó.

Từ định nghĩa về sự chủ động, có thể hiểu:

Chủ động trong công việc là luôn luôn dự đoán trước vấn đề có thể xảy ra đối với công việc trong tương lai và có kế hoạch hành động theo một mục tiêu cụ thể thay vì “nước đến chân mới nhảy”.

Chủ động trong công việc tiếng Anh là proactive at work. 

Chủ động trong học tập là ôn luyện trước kỳ thi, chủ động trong công việc là không ngừng tìm tòi ý tưởng mới, nghiên cứu tài liệu để tránh rủi ro khi triển khai một dự án mới, v.v.

Tại sao tính chủ động trong công việc được đánh giá cao? 

Giá trị của tính chủ động trong công việc

Người chủ động trong công việc luôn đem lại hiệu quả công việc cao hơn người thụ động. Họ cũng là những người có nhiều đề xuất và ý tưởng mỗi khi cần. Vì vốn dĩ tính chủ động luôn thôi thúc họ có trách nhiệm và sự chuẩn bị kỹ càng đối với mỗi công việc.

Tham khảo:   Vì sao các sếp thích nhân viên chủ động trong công việc?

Nếu một dự án mới cần cả nhóm tập trung lên ý tưởng, người chủ động sẽ nghiên cứu để có được câu trả lời trước buổi thảo luận, chứ không đợi đến khi đó mới bắt đầu động não.

Tinh thần trách nhiệm cao và sự chuẩn bị chu đáo của người chủ động giúp họ tránh được các rủi ro sau này. Chính vì vậy, trong môi trường làm việc, tính chủ động trong công việc luôn được đề cao. Không người sếp nào có thể cầm tay chỉ việc cho toàn bộ nhân viên của mình. Điều họ cần là một người biết chủ động tìm việc, làm và có kết quả.

5 cách để chủ động hơn trong công việc

Chủ động trong công việc mang lại vô vàn lợi ích cho nhân viên và cả tổ chức.

Nếu chủ động hơn, bạn sẽ không phải đau đớn với những deadline hay yêu cầu khó khăn từ cấp trên. Vì trong bạn đã có sẵn tinh thần chủ động để tự mình tìm ra giải pháp trước khi cần đến sự giúp đỡ của bất cứ ai.

Và đôi khi, chủ động tìm kiếm “sự trợ giúp của khán giả” là phương pháp đơn giản nhất đề bạn có thể “trở thành triệu phú” thay vì ngồi vắt óc suy nghĩ một mình.

Nếu bạn thấy mình còn thụ động trong công việc thì hãy thử 5 cách sau đây xem sao:

1. Hãy tò mò lên

Curiosity will conquer fear even more than bravery will.

James Stephens

Tò mò thôi thúc tính chủ động

Người chủ động luôn luôn “thèm” kiến thức. Họ muốn được khám phá, không e dè điều mới lạ và tận hưởng việc tìm tòi, học hỏi. Tò mò chính là chất xúc tác khiến họ không ngại tự mình làm sáng tỏ bất cứ hoài nghi nào.

Để chủ động hơn trong công việc, bạn phải nhìn nhận sự vật sự việc bên ngoài những gì hiện có. Để làm được điều này, bạn cần tìm tòi hơn nữa, khai phá hơn nữa mọi ngóc ngách của vấn đề.

2. Làm quen với đồng nghiệp thuộc các bộ phận khác

Tính tò mò sẽ thôi thúc bạn muốn biết nhiều hơn về công việc và cách vận hành của công ty. Sự tò mò ở đây không ám chỉ hành động tiêu cực. Nó đúng hơn là kim chỉ nam giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về công việc của mình đặc biệt khi phải phối hợp với các phòng ban khác.

Tham khảo:   4 Sự thật về quản trị tài chính cá nhân mà rất ít người biết!

Nếu bạn làm truyền thông cho công ty, việc kết nối với team kinh doanh có thể giúp bạn hiểu rõ được tác động của những chiến dịch truyền thông mình làm ảnh hưởng đến khách hàng và doanh thu của công ty như thế nào.

Một vài interpersonal skills sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối và trò chuyện với đồng nghiệp.

3. Luôn luôn đặt câu hỏi

Người chủ động trong công việc hay cuộc sống, trong đầu họ luôn tự động lên dây cót thu thập thông tin thông qua việc đặt câu hỏi. Họ tự hỏi tự trả lời hoặc tìm câu trả lời ở người khác.

Đặt ra những câu hỏi đúng đắn giúp bạn biết vấn đề nằm ở đâu, những thông tin cần có để hiểu rõ một hoàn cảnh là gì và cách giải quyết ra sao.

Khi tìm hiểu một lĩnh vực không phải là thế mạnh, hãy chủ động đi hỏi người làm trong lĩnh vực đó. Ví dụ, nếu bạn được giao cho một dự án Marketing về mỹ phẩm – lĩnh vực bạn chưa từng làm qua, hãy tham khảo cách làm từ những người đi trước hoặc hỏi “Google”.

4. Kết nối các dấu chấm

“Connect the dots” là việc kết nối các dấu chấm thông tin lại với nhau để tìm ra giải pháp cuối cùng cho một vấn đề. Đây là công việc cần thiết sau khi bạn đã thu thập một lượng thông tin. Người chủ động là người xử lý thông tin chứ không để đó.

5. Đưa ra phỏng đoán và kiểm thử

Khi đã kết nối các thông tin, chọn ra một số giải pháp, tiếp theo là dự đoán các trường hợp có thể xảy ra và thử xem cái nào hiệu quả nhất.

Chủ động nghĩ để ra được ý tưởng hay giải pháp là rất tốt rồi nhưng để biết được chúng có hiệu quả trong thực tế hay không bạn cần phải chủ động “thử làm” nữa.

Tính chủ động trong công việc là một “mindset” và xét cho cùng là để đi đến một hành động thực tiễn và mang lại một kết quả nào đó.

Tinh thần chủ động có thể là con dao hai lưỡi – Tại sao?

Mặt trái của tính chủ động

Người chủ động trong công việc thường đạt được kết quả cao và nhanh chóng phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên chủ động đôi khi có thể trở thành con dao hai lưỡi.

Tham khảo:   5 Mẹo tiết kiệm tiền cho người thu nhập thấp

Ở một số môi trường làm việc bạn không cần phải quá chủ động bằng mọi giá, bạn có thể bị xem là khó ưa trong mắt đồng nghiệp. Đương nhiên, một môi trường làm việc như vậy có thể coi là độc hại. Vì vậy, bạn nên nhận thức rõ về nơi làm việc của mình, những đồng nghiệp tỏ ra đố kỵ khi bạn làm việc hiệu quả vì sự chủ động.

Và đôi khi cái gì quá cũng không tốt. Chủ động dự đoán trước rủi ro và lên kế hoạch đối phó là tốt. Tuy nhiên bạn không thể lường trước được mọi thứ. Điều gì đến rồi sẽ đến, đặc biệt là những việc xui xẻo như định luật Murphy “trong cái rủi có cái xui”.

Khi đó, mọi chuyện có thể không theo như ý bạn muốn, dẫn đến kế hoạch và mục tiêu của bạn phải thay đổi. Lúc này, có thụ động theo thời thế cũng không sao. Bạn vẫn chủ động tìm cách đối phó là mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo