Quản lý tài chính cá nhân, Kỹ năng quản lý bản thân, Tinh thần làm chủ và chịu trách nhiệm

Xây dựng quỹ tiết kiệm cho riêng mình, bạn đã biết?

Nếu nhìn về hướng tích cực, có thể thấy sau đại dịch COVID-19, nhiều người học được cách sống tiết kiệm hơn thay vì chi tiêu vô tội vạ như trước. Không ít người trẻ đã bắt đầu lập kế hoạch xây dựng quỹ tiết kiệm cho tương lai và thực hiện một cách nghiêm túc.

1. Đã đến lúc ai cũng cần có quỹ tiết kiệm cho riêng mình, vì sao?

Xây dựng quỹ tiết kiệm càng vững chắc thì càng giúp bạn tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa. Cụ thể như sau:

  • Quỹ tiết kiệm sẽ giúp bạn ứng phó khi xảy ra rủi ro dịch bệnh, thất nghiệp hoặc gặp tai nạn, bệnh tật… Nhờ “chiếc phao cứu sinh” này, bạn sẽ bình tĩnh và an tâm hơn trước mọi biến cố.

  • Quỹ tiết kiệm sẽ giúp bạn chủ động với cuộc sống của mình: sẵn sàng kết thúc công việc không còn hứng thú, tự do chọn nơi mình sống hoặc chọn cách sống mà bản thân mong muốn.

  • Với quỹ tiết kiệm dồi dào, bạn có thể thực hiện mọi dự định trong tương lai như tận hưởng tuổi hưu an nhàn, làm từ thiện hoặc đi du lịch ở bất cứ nơi đâu mà không phải bận tâm vấn đề tài chính.

  • Ngoài ra, xây dựng quỹ tiết kiệm còn là cách để bạn sống có kỷ luật hơn với bản thân, với gia đình.

 

Khi có quỹ tiết kiệm bên mình, bạn sẽ thấy tự tin tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình.

2. Làm thế nào để xây dựng quỹ tiết kiệm hiệu quả?

Dưới đây là những việc làm cụ thể cho kế hoạch tiết kiệm của bạn:

Tham khảo:   Phát triển kỷ luật của bản thân - Ý thức tự giác

Đánh giá ngân sách cá nhân: Tiết kiệm bao nhiêu là hợp lý?

Theo các chuyên gia tài chính, mỗi người nên chia thu nhập hàng tháng (thu nhập sau thuế) theo quy tắc 50-20-30, tức là 50% sẽ dành cho phí sinh hoạt thiết yếu, 20% dùng để tiết kiệm và 30% chi tiêu cho mong muốn và sở thích cá nhân.

Như vậy, nếu thu nhập của bạn là 20 triệu đồng/tháng, thì hàng tháng bạn sẽ chuyển vào quỹ tiết kiệm với số tiền: 20 * 20% = 4 triệu đồng. Tỷ lệ này nếu được duy trì tối thiểu trong thời gian dài sẽ giúp bạn độc lập tài chính ngay khi còn sớm.

Đặt mục tiêu tiết kiệm rõ ràng để bạn thêm quyết tâm

Hãy nghĩ về những mục tiêu bạn muốn tiết kiệm như: mua xe, đi du lịch, làm từ thiện, đầu tư giáo dục cho con, phục vụ kế hoạch nghỉ hưu, kế hoạch chăm sóc cha mẹ già hoặc thiết lập quỹ khẩn cấp.

Theo đó, mục tiêu xây dựng quỹ khẩn cấp rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Đây là món tiền dự phòng cho những lúc cấp bách của bản thân hoặc gia đình, thường liên quan đến bệnh tật, tai nạn, mất thu nhập tạm thời…

Tham khảo:   15 Bí quyết tự tạo động lực sống cho bản thân ai cũng làm được

Hãy đánh giá và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu trên, cách này sẽ ảnh hưởng lớn đến cách bạn phân bổ tiền trong quỹ tiết kiệm.

Ví dụ: Mỗi tháng, bạn dành ra 4 triệu đồng cho quỹ tiết kiệm, bạn có thể trích 50% (tức 2 triệu đồng) để dự phòng cho những rủi ro liên quan sức khỏe bản thân, 30% (tức 1,2 triệu đồng) cho dự định mua nhà, và 20% (tức 800 nghìn đồng) cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe cha mẹ khi về già. Bằng cách này thì trong tương lai, bạn sẽ đảm bảo mọi kế hoạch tiết kiệm của mình đều thực hiện được.

Kiểm soát chi tiêu hàng tháng để có quỹ tiết kiệm hiệu quả

Hãy liệt kê lần lượt các khoản chi cần thiết và không cần thiết.

  • Khoản chi cần thiết: tiền thuê hoặc trả góp nhà, tiền ăn uống, điện nước, mạng Internet, điện thoại, phí đi lại, sức khỏe, giáo dục…

  • Khoản chi không thiết yếu: giải trí, mua sắm, du lịch…

Sau đó hãy đặt định mức chi tiêu mỗi ngày và theo dõi sát sao (bằng cách ghi ra một cuốn sổ tay, dùng bảng tính Excel hoặc dùng ứng dụng quản lý chi tiêu chuyên nghiệp). Nếu chi tiêu thực tế vượt định mức, bạn hãy điều chỉnh ngay sao cho hợp lý.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc