Tinh thần làm chủ và chịu trách nhiệm

Văn hóa và tư duy làm chủ | Owner Mindset

Văn hóa và tư duy làm chủ giúp nhân viên của bạn phát triển khả năng làm chủ bản thân, làm chủ công việc và làm chủ mọi “cuộc chơi” nhằm mang lại lợi ích cho họ và toàn bộ tổ chức. Một nhân viên có tư duy làm chủ là biết tự chịu trách nhiệm về chất lượng, về kết quả và sự thành công của công việc mình đang đảm nhiệm. Văn hóa làm chủ đi kèm với văn hóa trách nhiệm giải trình, nơi nhân viên có thể đưa ra quyết định và được khuyến khích làm chủ là một đặc điểm mạnh mẽ của một môi trường làm việc hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự cam kết về mặt tinh thần và cảm xúc – nhân viên gắn bó và tận tâm trong công việc. Tư duy như một người chủ gắn với tâm lý làm chủ xuất phát từ một nền văn hóa thúc đẩy sự tin tưởng, giao tiếp, khách quan và mang lại cho nhân viên một sự ghi nhận phần đóng góp của mình vào kết quả chung của tổ chức.

Niềm tin là nền tảng

Niềm tin là một phần quan trọng của các mối quan hệ lành mạnh và bền vững. Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động, người quản lý và người lao động cũng cần được xây dựng trên nền tảng của sự tin tưởng. Nhân viên có nhiều khả năng gắn bó hơn nếu họ tin tưởng vào sự lãnh đạo của tổ chức và hiểu được những đóng góp của họ, vai trò của họ trong việc quyết định đến sự thành công chung. Trao quyền cho nhân viên suy nghĩ và hành động như người chủ sẽ giúp phát triển sự tin tưởng và hiểu biết này. Một môi trường tin cậy đòi hỏi các kế hoạch, mục tiêu kinh doanh, mục tiêu bộ phận và kết quả tài chính, thành tích và thách thức cần được thảo luận và chia sẻ ở tất cả các cấp.

Tham khảo:   Cách để làm chủ cảm xúc | Làm thế nào làm chủ được cảm xúc của chính mình?

Giao tiếp là chìa khóa

Cho dù đó là thông qua các cuộc họp, hướng dẫn, đánh giá hay sổ tay nhân viên, nhân viên cần thông tin tốt về những gì họ mong đợi. Khi nhân viên hiểu rõ vai trò của họ trong tổ chức, mọi thứ sẽ trở nên trôi chảy hơn. Giao tiếp hiệu quả, trung thực có thể gắn kết các nhân viên với nhau và duy trì sự gắn bó trong tổ chức.

Giao tiếp cần dựa trên nền tảng của sự thấu cảm, luôn đặt mình vào vị trí của người khác trong tổ chức để phát triển mạnh mẽ hơn và các mối quan hệ trở nên bền chặt hơn. Cần duy trì và phát triển sự thấu cảm trên cả ba khía cạnh: Thấu cảm nhận thức & tư duy; Thấu cảm cảm xúc và Thấu cảm lòng trắc ẩn.

Cùng hướng đến một mục tiêu

Cũng trong quá trình phát triển văn hóa và tư duy làm chủ, các tiêu chí công bằng và cân bằng trong tổ chức cần được duy trì để thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân viên. Khi suy nghĩ giống như một người chủ, mọi người có nhiều khả năng ở trên cùng một mặt phẳng, cùng một góc nhìn và tập trung vào cùng một mục tiêu. Lãnh đạo cần duy trì sự khách quan trong các quyết định không phải là sự thiếu quan tâm, chăm sóc và ghi nhận đối với nhân viên trong tổ chức. Thay vào đó, sự khách quan cho phép các nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho các quyết định gắn với thực tế hơn và đúng đắn hơn. Chính điều này sẽ giúp nhân viên phát triển những thói quen giống nhau trong việc đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến công ty. Cùng đưa ra các quyết định và tiếp tục tham gia sâu vào công việc kinh doanh là một môi trường mang tính xây dựng để thành công.

Tham khảo:   Để được sếp đánh giá cao, bạn cần nắm rõ những tuyệt chiêu chủ động trong công việc sau

Mỗi doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu kinh doanh – tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, các bộ phận, mỗi cá nhân đều cần hướng đến một mục tiêu chung và duy nhất đó là hỗ trợ và thúc đẩy việc đạt được mục tiêu lợi nhuận đó. Lúc đó dù bạn ở bộ phận nào, chúng ta đều cần biến mình, bộ phận mình trở thành một đối tác kinh doanh thực sự mạnh mẽ trong nội bộ.

Chịu trách nhiệm – Văn hóa giải trình

Thành công thúc đẩy trách nhiệm giải trình lành mạnh dựa trên tinh thần đồng đội. Để một cá nhân hoặc một nhóm chịu trách nhiệm về các quyết định của họ, họ cần phải có thông tin đầy đủ và phù hợp. Điều này bắt đầu bằng sự minh bạch về các quyết định chiến lược đang được thực hiện. Khi thông tin được chia sẻ và mọi người được ủng hộ, thì thành công và thất bại cũng được chia sẻ.

Vậy, hãy nhìn lại xem nhân viên của bạn đã có tư duy làm chủ chưa? Bạn có cung cấp cho họ những công cụ họ cần để đạt được điều đó không?

Để thực hiện các bước để thu hút nhân viên của bạn có thể bắt đầu bằng cách hướng dẫn cho họ cách suy nghĩ như những người chủ. Khi nhân viên bắt đầu suy nghĩ như những người chủ và bạn bắt đầu phát triển tư duy này trong văn hóa của mình, bạn sẽ thấy sự khác biệt đáng chú ý trong thành công của mình với vai trò lãnh đạo công ty.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo