Tinh thần làm chủ và chịu trách nhiệm

Cách để làm chủ cảm xúc | Làm thế nào làm chủ được cảm xúc của chính mình?

Làm chủ cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần cải thiện trong cuộc sống. Chúng ta cần phát triển khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình (và cao hơn là của người khác) từ những tín hiệu cơ thể để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Vậy có những cách để làm chủ cảm xúc nào? Cùng theo dõi thêm ngay sau đây.

Cách để làm chủ cảm xúc bao gồm những gì?

Khi một người tiếp xúc với một kích thích cảm xúc, một cảm xúc nhất định sẽ được tạo ra. Quá trình điều hoà cảm xúc thường bao gồm ba thành phần:

  • Bắt đầu hành động
  • Ức chế các hành động
  • Điều chỉnh lại phản hồi

Kiểm soát cảm xúc có thể được xem như công cụ giúp điều hoà lại cảm xúc sau các kích thích kích hoạt cảm xúc. Nó giúp chúng ta lọc thông tin quan trọng nhất và cho phép chúng ta tương tác với thông tin đến từ kích thích theo cách không gây ra những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như việc gây căng thẳng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng cách chúng ta cảm nhận và giải thích cảm xúc của mình ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, kĩ năng đưa ra quyết định và cách chúng ta điều phối cuộc sống hàng ngày của chính mình. Một cá nhân điều hoà cảm xúc tốt có khả năng cân bằng, phán đoán và kiểm soát tốt hơn những cảm xúc cũng như hành động của họ. Họ sẽ có thể phán đoán chính xác hơn tình huống nào nên chấp nhận và tình huống nào nên tránh.

Tham khảo:   Vì sao các sếp thích nhân viên chủ động trong công việc?

Làm thế nào chúng ta có thể thực hành kiểm soát cảm xúc tốt hơn?

Dành thời gian để suy nghĩ về các tình huống, giữa cảm xúc và phản ứng, là một cách để bắt đầu cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Có nhiều cách để nhận thức rõ hơn về cảm xúc và phản ứng của bạn, cụ thể như sau:

  • Nhận thức rõ hơn về bản thân
  • Thực hành các phương pháp tiếp cận và bài tập chánh niệm
  • Thay đổi cách chúng ta suy nghĩ theo chiều hướng linh hoạt
  • Thích ứng hơn với sự thay đổi bằng cách sử dụng các cơ chế đối phó hiệu quả
  • Tích cực hơn và từ bi với bản thân
  • Nhận được sự hỗ trợ tinh thần phù hợp xung quanh bạn

Mặc dù có nhiều cách để tác động đến trạng thái cảm xúc của một người trở nên tốt hơn, nhưng việc điều hoà cảm xúc thường liên quan đến một khái niệm mà các chuyên gia gọi là “giảm điều tiết” hoặc giảm cường độ của cảm xúc. Một người đang đau buồn có thể điều chỉnh nỗi buồn của mình bằng cách nhớ lại điều gì đó thú vị. Người lo lắng có thể đối phó bằng cách đánh lạc hướng bản thân khỏi suy nghĩ đang gây ra lo lắng cho họ.

Tham khảo:   Giám sát kinh doanh và vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Điều hoà cảm xúc cũng có thể bao gồm “điều chỉnh” hoặc tăng cường cảm xúc của một người, điều này có thể hữu ích khi một mối nguy hiểm hoặc thách thức sắp xảy ra đòi hỏi họ cần có sự lo lắng hoặc phấn khích ở mức độ lành mạnh.

Mô hình quy trình điều chỉnh cảm xúc do nhà tâm lý học James Gross đề xuất nhấn mạnh rằng mọi người có thể hành động để kiểm soát cảm xúc của họ tại các thời điểm khác nhau – bao gồm cả trước khi họ cảm thấy một cảm xúc (“điều hoà tập trung vào cảm xúc trước đó”) và sau khi họ đã bắt đầu phản ứng lại cảm xúc (“điều hoà cảm xúc tập trung vào phản ứng”).

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc