Tinh thần làm chủ và chịu trách nhiệm

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG TINH THẦN LÀM CHỦ CHO ĐỘI NGŨ?

Một trong những vấn đề lớn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là sự thiếu trách nhiệm của nhân viên. Chẳng ai muốn mình sẽ góp mặt trong các vấn đề và chịu trách nhiệm với những sai lầm.

Tinh thần làm chủ không có nghĩa là làm chủ người khác, mà là làm chủ đến kết quả kinh doanh và khả năng được trao quyền để đưa ra các quyết định dẫn đến kết quả ấy. Việc trang bị tinh thần làm chủ cho đội ngũ cũng giống như việc lập kế hoạch thành công cho tương lai. Đội ngũ được trang bị tinh thần này sẽ có khuynh hướng chịu trách nhiệm với công việc của mình. Và đây cũng là yếu tố quan trọng giúp một doanh nghiệp thành công.

Theo đó, bất kỳ đội ngũ nào cũng có thể trau dồi tinh thần làm chủ nếu được nhà lãnh đạo dẫn dắt phù hợp.

Điều kiện để kiến tạo tinh thần làm chủ

Tinh thần làm chủ xuất phát từ việc thúc đẩy sự bình đẳng trong đội ngũ. Khi các thành viên cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân trong sự thành công doanh nghiệp, thì họ càng muốn nỗ lực hơn để đạt được những thành công ấy.

Khi nhà lãnh đạo truyền cảm hứng về tinh thần này, thì đội ngũ sẽ phát triển dựa trên các giá trị thay vì quy tắc cứng nhắc. Để xây dựng được những cảm xúc làm chủ kết quả của doanh nghiệp, đội ngũ càng phải hiểu rõ tầm ảnh hưởng của mình trong tương lai của doanh nghiệp.

Mỗi thành viên trong đội ngũ cần được tự do sáng tạo và tham gia vào các hoạt động của tổ chức. Từ đó, họ sẽ cảm thấy trách nhiệm hơn với kết quả và luôn nỗ lực mỗi ngày để đạt được nó.

Lợi ích của văn hóa làm chủ

Khi doanh nghiệp xây dựng được văn hóa làm chủ cho nhân viên, mọi thay đổi sẽ được bắt đầu theo hướng tốt đẹp hơn và gia tăng hiệu suất làm việc đáng kể.

Tham khảo:   Có nên từ chối công việc không thuộc về mình?

Thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của nhân viên. Họ mạnh dạn đưa ra các quyết định độc lập và chủ động hoàn thành nhiệm vụ. Việc được trao quyền sáng tạo và đổi mới cho phép nhân viên dự đoán được rủi ro. Cả đội ngũ sẽ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng vì họ thấy được chính họ trong bức tranh tổng thể của doanh nghiệp.

Khi áp dụng tinh thần này, doanh nghiệp càng có thể tuyển dụng và giữ chân được nhiều nhân tài hơn. Vì chẳng ai lại từ chối được “sức hấp dẫn” của một môi trường làm việc tích cực.

Xây dựng văn hóa làm chủ

Để truyền đạt được tư duy làm chủ đòi hỏi đội ngũ phải luôn song hành cùng thách thức và nhiệm vụ. Theo đó, nhà lãnh đạo phải chủ động điều chỉnh các giai đoạn để giúp đội ngũ vượt qua sự thay đổi hiệu quả hơn.

Bước đầu tiên để xây dựng văn hóa làm chủ, nhà lãnh đạo nên xây dựng trách nhiệm cho đội ngũ. Hãy đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của họ, cũng như các công cụ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp theo, nhà lãnh đạo cần xây dựng KPIs theo quý. Những KPIs này phải mang tính chất khách quan và đo lường được.

Nếu có thể, nhà lãnh đạo hãy để từng nhân viên tự đặt KPIs cho họ dựa trên trách nhiệm cá nhân. Trong lần đầu triển khai, nhà lãnh đạo có thể thực hiện, tuy nhiên đến những lần tiếp theo hãy để nhân viên tự làm điều này.

Nhưng nhà lãnh đạo phải xem xét các KPIs và trả lời hai câu hỏi: Các KPIs này có giải quyết được những vấn đề ưu tiên và mang lại ý nghĩa cho doanh nghiệp? Đây không được gọi là quản lý vi mô, mà là tạo ra môi trường thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và xây dựng mục tiêu cho doanh nghiệp.

Tham khảo:   Cách để làm chủ cảm xúc | Làm thế nào làm chủ được cảm xúc của chính mình?

Trong quá trình đánh giá các KPIs, nhà lãnh đạo cần dựa trên thực tế, thay vì nhận thức cá nhân. Điều này nhằm đảo bảo tính khách quan cho KPIs. Có 3 kết quả có thể xảy ra sau khi đánh giá KPIs:

  •  KPI được hoàn thành.
  • KPI không được hoàn thành vì bên thứ ba hoặc thay đổi sự ưu tiên.
  • KPI không được hoàn thành vì hiệu suất đội ngũ kém.

Cách hiệu quả nhất để thúc đẩy đội ngũ chính là tạo ra không gian làm việc an toàn để phát triển và các chính sách “mở” nhằm gia tăng sự tương tác hai chiều.

Chuyển đổi tư duy

Để xây dựng được văn hóa này đòi hỏi sự thay đổi từ tư duy của tổ chức. Điều này có nghĩa là đã đến lúc từ bỏ tư duy dự án (project mindset).

Tư duy dự án được hiểu là những phương thức tiếp cận ngắn hạn trong công việc. Tư duy này khiến tính liên tục trong kinh doanh bị mất đi và bức tranh toàn cảnh bị lãng quên.

Ngược lại, tư duy làm chủ lại tập trung vào mục tiêu cuối cùng của tổ chức, giúp đội ngũ chủ động vươn lên trong công việc. Thông qua các chỉ số đo lường, các thành viên có thể nhận ra những ưu nhược điểm cần cải thiện và cảm thấy tự tin hơn khi làm việc với khách hàng.

Làm chủ tư duy

Ứng dụng tư duy làm chủ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả tổ chức và đội ngũ. Bằng cách khuyến khích văn hóa chịu trách nhiệm, giao tiếp và trao quyền, nhà lãnh đạo có thể nhận thấy mức độ hài lòng của nhân viên sẽ gia tăng, tinh thần cộng tác cũng được phát triển, cải thiện năng suất và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Trao quyền chính là chiếc “chìa khóa” cho “cánh cửa” này. Và việc khơi dậy niềm đam mê và trách nhiệm của đội ngũ sẽ nằm trong tay nhà lãnh đạo.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo