30. Kỹ năng sống

7 nỗi trăn trở trong cuộc sống chỉ người hướng nội mới hiểu

Dưới đây là bảy cuộc đấu tranh tâm lý chỉ những người hướng nội mới có thể cảm nhận được.

1. Muốn kết nối với mọi người nhưng cũng thích ở một mình

Dù thuộc tính cách hướng nội hay hướng ngoại, ai cũng có nhu cầu giao tiếp xã hội. Vì vậy, những người hướng nội cũng sẽ mong muốn có được những mối quan hệ sâu sắc dù họ thường có xu hướng thích được tận hưởng không gian yên tĩnh một mình.

cô gái hướng nội dưới gazebo

Ảnh: Unsplash/Jasmine Chew

Tuy có phần nhạy cảm và khép kín nhưng những người hướng nội vẫn rất mạnh mẽ và có tính độc lập cao. Đối với họ, chất lượng quan trọng hơn số lượng. Vì vậy, dù muốn mở rộng vòng tròn bạn bè nhưng họ sẽ không vì thế mà lãng phí thời gian cho những mối quan hệ chóng vánh hoặc những câu xã giao hời hợt. Thay vào đó, họ sẽ chọn dành thời gian ở bên những người mà họ xem là tri kỷ, những kết nối thật sự sâu sắc và ý nghĩa. Khi ở bên những người bạn ấy, họ có thể buông bỏ lớp áo giáp phòng vệ, được là chính mình và có cảm giác an toàn về mặt cảm xúc.

2. Đôi lúc họ hy vọng kế hoạch sẽ bị hủy bỏ

Dù không thật sự thích đến những nơi ồn ào nhưng đôi khi, vì không muốn mọi người thất vọng nên những người hướng nội vẫn vui vẻ nhận lời tham gia vào những bữa tiệc. Tâm lý ngại giao tiếp cùng nỗi sợ không thể hòa nhập được với mọi người khiến họ nảy sinh mong muốn bản thân bận việc đột xuất để không phải tham gia các buổi gặp gỡ hoặc các buổi hội họp sẽ không thể diễn ra như dự kiến vì điều kiện khách quan nào đó.

3. Sợ bị phán xét khi làm mọi thứ một mình

Nếu việc ra ngoài ăn uống, đi du lịch và tận hưởng mọi thứ một mình là điều bất khả đối với những người hướng ngoại thì người hướng nội lại cảm thấy vô cùng thoải mái khi được tận hưởng sở thích một mình. Thế nhưng, vì là người nhạy cảm lại hay suy nghĩ nhiều nên đôi lúc họ lại tự hỏi liệu mọi người có đang phán xét việc họ đi ăn, đi xem phim hoặc tận hưởng mọi thứ một mình hay không.

cô gái hướng nội đọc sách

Ảnh: Unsplash/Aedrian

Dành thời gian một mình không đồng nghĩa bạn đang cô đơn và đây là điều vô cùng bình thường trong cuộc sống. Theo các chuyên gia tâm lý, đầu tư thời gian chất lượng cho bản thân có thể giúp chúng ta cải thiện sức khỏe tinh thần và nâng cao khả năng sáng tạo. Không những thế, sau những tháng ngày tất bật với bộn bề công việc, dành thời gian một mình cũng sẽ giúp chúng ta phục hồi năng lượng, tái kết nối với chính mình và tự do theo đuổi những đam mê của bản thân. Việc tận hưởng mọi thứ một mình không phải lúc nào cũng được xem là tiêu cực. Thay vì lo lắng về sở thích và quan điểm của người khác, ở một mình sẽ giúp bạn tập trung vào bản thân hiệu quả hơn.

Tham khảo:   15 từ ngữ có ý nghĩa đẹp nhất về cuộc sống từ các quốc gia trên thế giới

Xem thêm

• Xây dựng cuộc sống hạnh phúc với 3 phong cách sống độc đáo của người Hà Lan

• Trắc nghiệm: Loài hoa tiết lộ yếu tố làm nên sự thanh lịch của bạn

• 6 dấu hiệu của người hướng ngoại bị rối loạn lo âu xã hội


4. Thường bị mọi người hiểu lầm

Tâm lý ngại giao tiếp, sợ đám đông và có phần rụt rè khiến những người hướng nội thường bị hiểu lầm là lạnh lùng, kiêu căng, khó gần. Thế nhưng, trò chuyện sôi nổi không phải là cách duy nhất để thể hiện sự thân thiện, mà đôi khi lắng nghe một cách chân thành cũng là điều mang lại sự ấm áp cho những người xung quanh. Dù không giỏi bày tỏ cảm xúc, nhưng sự nhạy cảm lại giúp những người hướng nội hình thành tư duy sâu sắc và trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những người mình yêu thương. Trong đám đông, họ thường sẽ thích đứng từ xa ngắm nhìn mọi thứ hơn là trở thành tâm điểm của sự chú ý, đó là cách để họ tận hưởng niềm vui và khiến họ cảm thấy thoải mái nhất.

5. Thường bị đánh giá thấp

Từ trước đến nay, những người hướng nội thường bị đánh đồng là không nổi bật và không có năng lực làm việc hiệu quả. Đây có thể là một trong những hiểu lầm phổ biến nhất khi nói về nhóm tính cách này. Một khảo sát của USA Today đã chứng minh điều ngược lại rằng trên thế giới đã có hơn 10 vị lãnh đạo thuộc nhóm người hướng nội, trong đó bao gồm những vị đã góp phần thay đổi cả một xã hội như Abraham Lincoln, Gandhi, và Bill Gates. Thậm chí, một nghiên cứu còn cho thấy người hướng nội có xu hướng làm việc nhóm tốt hơn những người hướng ngoại. Đồng thời, thói quen suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra quyết định cũng là yếu tố giúp họ có tiềm năng trở thành những người dẫn đầu xuất chúng.

Tham khảo:   Hikikomori Là Gì? Đằng Sau Cách Sống Tự Thu Mình Vào Vỏ Ốc Của Giới Trẻ

Mỗi tính cách đều có điểm nổi bật riêng, mỗi con người đều là những mảnh ghép khác biệt tạo nên bức tranh muôn màu của xã hội. Thay vì hoài nghi năng lực bản thân, những người hướng nội hãy cứ tự tin là chính mình, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh và không ngừng học hỏi để có thể vươn xa hơn nữa trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân.

cô gái hướng nội chụp ảnh

Ảnh: Unsplash/Zhenzhong Liu

6. Sợ bị phán xét

Đa phần những người hướng nội đều sẽ nhạy cảm hơn với những lời phê bình hoặc phán xét từ người khác. Người nói vô tình, người nghe hữu ý. Đôi khi chỉ là lời nói đùa nhưng lại khiến những người hướng nội để tâm và rồi cảm thấy tổn thương. Trong đám đông, họ cũng thường cảm thấy có nhiều ánh mắt đang dò xét, chê cười mình. Nỗi sợ bị phán xét khiến họ dần trở nên rụt rè, sống khép kín và né tránh việc giao tiếp trực tiếp ngoài đời thật. Về lâu dài, tâm lý này có thể dẫn đến hội chứng ám ảnh xã hội, rối loạn lo âu cùng nhiều vấn đề sức khỏe tinh thần phức tạp khác.

7. Gặp khó khăn khi làm việc nhóm

Vì đề cao sự độc lập và thích không gian yên tĩnh một mình nên những người hướng nội thường gặp khó khăn khi làm việc nhóm. Họ ngại trình bày quan điểm, sợ bị phản bác và cảm thấy không thể hòa nhập được với mọi người. Vốn đã quen làm việc một mình nên việc phải phối hợp và làm theo sự chỉ dẫn của người khác sẽ là điều không hề dễ dàng và khiến họ cảm thấy không thoải mái.

cô gái cầm chậu hoa

Ảnh: Unsplash/Laura Chouette

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo